Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đòn bẩy để phục hồi kinh tế
Như Loan - 12/01/2023 09:26
 
Tiếp cận và tận dụng xuất khẩu trực tuyến, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ghi nhận mức doanh thu đáng kể dù vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hậu đại dịch: đâu là "bình thường mới" cho doanh nghiệp?

Covid-19 tác động đến nền kinh tế toàn thế giới, gây ảnh hưởng trên diện rộng đối với cuộc sống người dân toàn cầu, và làm thay đổi thói quen mua sắm. Hậu đại dịch từ tháng 3/2022, Việt Nam từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội với trạng thái “bình thường mới”. Mặc dù vậy, một số thói quen và xu hướng tiêu dùng diễn ra trong đại dịch vẫn duy trì và tiếp tục phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Nếu trước đây, để đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng cần “mục sở thị” và thử sản phẩm. Hiện tại, để tiết kiệm thời gian, cũng như nhờ các bình luận nhận xét về sản phẩm của người tiêu dùng, khách hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng.

Để thích ứng với thói quen mới của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng chuyển dịch từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh trực tuyến. Nhờ việc khai thác sức mạnh của công nghệ mà nhiều doanh nghiệp vẫn vững vàng trong thời điểm đại dịch và duy trì được sự quan tâm của người tiêu dùng thời điểm hậu đại dịch.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cũng nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng kinh doanh mới và không giới hạn thị trường hay khách hàng trong nước mà bắt đầu nhìn thấy cơ hội mở rộng từ khách hàng toàn cầu . Nhận thấy tiềm năng to lớn của thương mại điện tử xuyên biên giới, rất nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận mô hình kinh doanh này và bước đầu thu được những kết quả khả quan. 

Theo Báo cáo Hoạt động trao quyền cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam năm 2022 của Amazon Global Selling Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới đang chứng kiến sự tăng trưởng tích cực, không chỉ ở toàn cầu mà còn tại Việt Nam. Riêng đối với Việt Nam, năm 2022, Amazon ghi nhận mức tăng trưởng 80% số lượng nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cạnh đó, số lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua Amazon cũng tăng 35%, cho thấy xuất khẩu online đang trở thành sự thích ứng mới của doanh nghiệp Việt giai đoạn “bình thường mới” hậu Covid.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang chứng kiến sự tăng trưởng tích cực, không chỉ ở toàn cầu mà còn tại Việt Nam

Đòn bẩy hồi phục và tăng trưởng với thương mại điện tử xuyên biên giới

Thông qua xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có thể quảng bá trực tiếp sản phẩm của mình, tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ khách hàng nước ngoài, từ đó điều chỉnh, nghiên cứu phát triển sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Theo báo cáo của Amazon, trong vòng 12 tháng kể từ 1/9/2021 đến 31/8/2022, kim ngạch xuất khẩu của các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 45%, số lượng sản phẩm do đối tác bán hàng Việt Nam bán trên Amazon đạt gần 10 triệu sản phẩm - tăng 35%, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam có doanh số trên 500.000 USD tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đa dạng doanh nghiệp với nhiều quy mô và ngành nghề đã chọn xuất khẩu online qua Amazon làm đòn bẩy  phục hồi sau thời gian thử thách

Đồng thời, năm 2022, số lượng doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 90% và doanh thu bán hàng qua FBA cũng tăng hơn 50%. FBA đã giúp thương hiệu tinh gọn đáng kể nguồn lực và thời gian vận hành để tập trung phát triển hình ảnh và chất lượng sản phẩm. Chi phí của dịch vụ FBA trung bình ít hơn 30% so với các phương thức vận chuyển tiêu chuẩn mà bên thứ ba cung cấp đồng thời ít hơn trung bình 70% so với các phương thức vận chuyển thay thế trong thời gian 2 ngày.

Ông Lê Tùng, Giám đốc chiến lược, Giám đốc Marketing Tập đoàn SUNHOUSE chia sẻ: “Nếu doanh nghiệp tự đơn phương tìm hiểu về một thị trường thì sẽ mất đến vài năm. Tuy nhiên, nếu bắt tay với những nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, thì con đường ra quốc tế sẽ được rút ngắn đáng kể”. Đây chính là lý do SUNHOUSE đã lựa chọn hợp tác với Amazon khi quyết định xuất khẩu. Việc hợp tác này được ví von như có được “tấm hộ chiếu thông hành”, giúp SUNHOUSE tiếp cận khách hàng quốc tế trực tiếp, không cần trung gian xuất khẩu hay trung gian bán lẻ, góp phần hướng tới mục tiêu mang gia dụng Made-in-Vietnam vươn tới 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Amazon đã hiện thực hóa hành trình chinh phục khách hàng toàn cầu và giúp chúng tôi vững tin về mục tiêu tăng trưởng bền vững trong 3 năm tới”, ông Lê Tùng, Giám đốc chiến lược, Giám đốc Marketing Tập đoàn SUNHOUSE kết luận.

Doanh nghiệp Việt bán gần 10 triệu sản phẩm qua Amazon
Năm 2022, khoảng 10 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã được bán cho khách hàng Amazon toàn cầu, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư