
-
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá
-
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường
-
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng
-
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA -
EVN tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước EVN lần thứ V
![]() |
Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc 11 tháng 2022 vượt 80 tỷ USD. |
Số liệu cập nhật 11 tháng mà Bộ Công thương vừa công bố, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc đạt 80,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 22,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng gần 15%, đạt 58 tỷ USD. Cán cân thương mại sau 11 tháng nghiêng về nhập siêu 35,5 tỷ USD.
Với mức thực hiện này, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Thống kê chi tiết trong 10 tháng đầu năm, có 4 nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,57 tỷ USD; dệt may 2,86 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2,78 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,32 tỷ USD.
3 trên 4 nhóm hàng chủ lực duy trì được tăng trưởng khả quan, trong khi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, có tới 10 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm lớn nhất và cũng là nhóm “chục tỷ đô” duy nhất với 20 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhóm hàng lớn khác như: điện thoại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xăng dầu…
Sau 11 tháng, thương mại song phương 2 nước đã vượt cả năm ngoái hơn 2 tỷ USD. Báo cáo Xuất nhập khẩu cho hay, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020, chiếm 16,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập siêu từ Hàn Quốc 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.
Dự kiến, thương mại song phương sẽ tiến sát mốc 90 tỷ USD vào cuối năm nay.
Không chỉ thể hiện ở con số tăng trưởng, hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc còn có tỷ lệ hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA song phương và đa phương cao so với các thị trường khác.
Trong đó, tỷ lệ sử dụng ưu đãi theo C/O VK đạt 5,8 tỷ USD, đạt 26,35%, mẫu AK đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 24,58%. Tổng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cho hàng hóa Việt Nam xuất sang Hàn Quốc đạt gần 51% trong tổng kim ngạch xuất sang thị trường này trong năm 2021, chỉ sau Ấn Độ và Chi Lê.
-
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá
-
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường
-
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng
-
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA -
EVN tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước EVN lần thứ V -
Sáp nhập tỉnh, thành: Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng bước chuyển lớn cho phát triển kinh tế -
THIBIDI là doanh nghiệp Việt đầu tiên tham gia sự kiện CWIEME Berlin -
Từ 22h ngày 30/6, tạm dừng nhận tờ khai hải quan để cấu hình hệ thống theo bộ máy mới -
Đảm bảo chất lượng công tác cấp C/O trên toàn quốc -
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về đề xuất hạ giá thành vé máy bay
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh