
-
Bước chuyển trong chiến lược đầu tư của Gelex
-
Saigontel huỷ phát hành riêng lẻ và sẽ chào bán 148 triệu cổ phiếu cho cổ đông
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
Tập đoàn Masan (mã MSN) đã thông qua việc hoán đổi cổ phần. Masan sẽ nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, đồng thời phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của Masan Group.
“Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần/phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH Masan Consumer Holdings”, quyết định của HĐQT Masan nêu.
Danh tính công ty hợp nhất chưa được công bố. VCM là công ty sở hữu 100% vốn Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (đơn vị sở hữu VinMart, VinMart+ và 100% vốn VinEco). Còn Công ty TNHH Masan Consumer Holdings đang sở hữu 94,7% vốn Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (mã MCH - UPCoM).
Tùy theo lượng chấp nhận thực hiện quyền chọn hoán đổi, tỷ lệ sở hữu của Masan, Vingroup và cổ đông tại công ty hợp nhất sẽ khác nhau. Theo thông báo hợp tác trước đây, Masan Group khẳng định sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động.
![]() |
GIC vừa rót 500 triệu USD vào VCM hồi tháng 10/2019 |
Việc Masan chỉ nhận lại 83,74% vốn VCM cho thấy quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore – GIC, đơn vị đang sở hữu 16,26% còn lại, sẽ không tham gia đợt hoán đổi này. Hồi tháng 10/2019, GIC đã chi 500 triệu USD để mua cổ phần, tương được giá trị VCM được quỹ này định giá ở mức 3 tỷ USD. Quyết định hợp tác giữa hai doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chỉ 2 tháng sau khi GIC rót vốn vào chuỗi hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam này.
Sự hợp tác giữa Masan Group và Vingroup đầu tháng 12/2019 được xem là thương vụ lớn nhất lịch sử ngành bán lẻ - tiêu dùng. Sau thương vụ này, Masan ngay lập tức có trong tay 2.600 siêu thị, cửa hàng VinMart, VinMart+ tại 50 tỉnh, thành phố với hàng triệu khách hàng; 14 nông trường công nghệ cao VinEco.
Ngay sau những thông báo ban đầu, Masan Consumer còn tiếp tục mở rộng thêm hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng của mình với bước đi đầu tiên vào thị trường chăm sóc cá nhân và gia đình. Công ty này đã thành lập mới Masan HPC dự kiến chào mua công khai tới 60% vốn Công ty cổ phần Bột giặt NET – hãng bột giặt hơn 50 năm tuổi.

-
SAM Holdings muốn đưa room ngoại ở mức 49% dù cổ phiếu không kín room -
Chứng khoán HSC ước lãi quý I giảm 18%, đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng 24% -
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort