-
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá
Thuỵ Sỹ hỗ trợ Việt Nam cải thiện chính sách thương mại và nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu. |
Ngày 22/10/2021, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Bộ Công Thương và Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ đã tổ chức Lễ ký kết Văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại giữa Bộ Công Thương và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) Dự án “Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ”.
Dự án đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại và năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thông qua tăng cường các điều kiện khung cho thương mại, cải thiện cơ chế đối thoại công tư và xây dựng hệ sinh thái cho xúc tiến thương mại.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ” do Bộ Công Thương là Cơ quan chủ quản với hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Đây là một trong những Dự án quan trọng nhất về hợp tác phát triển kinh tế của Thụy Sỹ với Việt Nam thuộc Chương trình Hợp tác giai đoạn 2021-2024, do Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ (SECO) thực hiện, nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng bền vững, thúc đẩy các điều kiện khung về kinh tế theo định hướng thị trường, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường của khu vực tư nhân.
Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2021-2024 với tổng mức vốn: 5.627.000 CHF, tương đương 148 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn gồm: Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại: 5.000.000 CHF, tương đương 131,5 tỷ (do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thông qua SECO); Nguồn vốn đối ứng do Bộ Công Thương và các đối tượng thụ hưởng đóng góp: 627.000 CHF (tương đương 16,5 tỷ đồng).
Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ” được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết những hạn chế trong công tác xúc tiến xuất khẩu và hệ sinh thái hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông qua hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công Thương, Dự án góp phần định hình Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 10 năm tới của Việt Nam, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện khung khổ về thể chế, chính sách để tạo thuận lợi và thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu, thiết lập được kết nối một cách hiệu quả giữa Chính phủ với doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực thi chính sách qua các Diễn đàn đối thoại công tư về phát triển xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại và xúc tiến thương mại.
Đồng thời nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh năng động để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự án cũng sẽ đặc biệt xem xét các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thúc đẩy số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam, Ivo Sieber cho biết: “Với Dự án này, Thụy Sỹ cam kết tiếp tục hợp tác lâu dài trong phát triển thương mại với Việt Nam. Dự án sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ phát triển thương mại hiệu quả hơn, bền vững và bao trùm hơn tại Việt Nam”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay: “Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ” có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ Bộ Công Thương trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ 13, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
"Việc thực hiện Dự án là dấu mốc quan trọng kỷ niệm nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như 30 năm hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Việt Nam - Thụy Sỹ, góp phần xây dựng và củng cố những cam kết của cả hai quốc gia đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của Việt Nam”, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
-
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80
-
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm -
Trình ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024