-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Tại hội thảo “Cơ hội đầu tư các sản phẩm mới của TTCK Việt Nam” diễn ra sáng nay, tại TP.HCM, ông Phạm Quang Huy, Giám đốc CTCK Dầu khí (PSI) cho biết, TTCK Việt Nam có tổng vốn hóa là 778.951 tỷ đồng, tương đương gần 35 tỷ USD.
Hội thảo “Cơ hội đầu tư các sản phẩm mới của TTCK Việt Nam” diễn ra sáng 25/3 tại TP.HCM |
“Vốn hóa TTCK chiếm khoảng 24% GDP, so với các nước trong khu vực như Nhật, Thái Lan ở mức gần 74%, thì TTCK Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới, số lượng công ty niêm yết sẽ tăng lên”, ông Phạm Quang Huy nói.
Ông Huy cũng cho rằng, chính sách mới của Chính phủ sẽ tiến hành cổ phần hóa các DNNN, niêm yết sẽ tăng nhanh, các nhà đầu tư (NĐT) sẽ nhìn thấy lợi ích trên thị trường, từ đó giúp TTCK có mức vốn hóa/GDP tăng trưởng và sẽ tiệm cận với các nước trong khu vực như Philippines và Thái Lan trong tương lai gần.
Theo số liệu của PSI, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tới năm 2012 là 1.262 tài khoản, trong đó tài khoản của nhà đầu tư trong nước là 1.245 tài khoản, chủ yếu là cá nhân, có tỷ trọng đầu tư, số tiền bỏ ra chiếm tỷ trọng lớn trong ĐTCK Việt Nam.
Toàn thị trường có 106 công ty chứng khoán, quản lý quỹ 47, và 710 doanh nghiệp niêm yết (DNNY). So với các TTCK trong khu vực trung bình có khoảng 2.000 DNNY, nhiều hơn là 7.000-8.000 DNNY, thì số DNNY Việt Nam còn thấp, đây cũng là cơ sở để số lượng DNNY Việt Nam sẽ tăng lên.
Ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) cho biết, TTCK cơ sở mới qua hơn 13 năm vận hành, nhưng thị trường sản phẩm phái sinh như sản phẩm giao ngay và giao sau đã được manh nha hình thành, được xác lập bởi các thành viên thị trường dù pháp lý chưa đầy đủ. Tuy nhiên, việc phát triển tự phát sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu khó lường.
Theo ông Sơn, những sản phẩm phái sinh là cần thiết bởi nó là công cụ phòng vệ rủi ro của NĐT, từ đó gia tăng lợi ích cho NĐT. Việc xây dựng ngay một thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) chuẩn hóa với các hợp đồng phái sinh tiêu chuẩn như Hợp đòng tương lại/Hợp đồng quyền chọn cho Việt Nam trong điều kiện hiện tại là phù hợp, chứ không hình thành tự phát từ thấp đến cao, từ TTPS OTC sang thị trường chuẩn hóa sẽ mất nhiều thời gian và bỏ lỡ nhiều cơ hội hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Mặt khác, trong Luật Chứng khoán cũng đã có quy định rõ, ngoài sở GDCK không tổ chức cá nhân nào được tổ chức thị trường phái sinh. Chủ trương này cũng đã được thể hiện rất rõ trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TT.
Đối với giai đoạn hiện nay, từ 2013 đến 2015, nhiệm vụ chính là hoàn thiện khung pháp lý, thế chế chính sách, công nghệ và các thiết chế phụ trợ cho TTCK PS, trong đó có nghị định Chính phủ dự kiến sẽ trình trong quý 4 năm nay, cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 sẽ đưa vào một số sản phẩm đơn giản. Trước mắt, khi đưa vào vận hành TTCK PS các sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sẽ được lựa chọn giao dịch đầu tiên, sau đó mới phát triển các sản phầm quyền chọn dựa trên chỉ số và cổ phiếu nếu chuẩn bị tốt pháp lý, cơ sở vật chất, con người.
Cũng theo ông Sơn, dựa trên kinh nghiệm quốc tế của những quốc gia thành công trong việc phát triển TTCK như Hàn Quốc, đã xây dựng TTPS mà trong 3 năm gần đây có tốc độ tăng trưởng bậc nhất toàn cầu. Thành công đó phần lớn dựa trên trái phiếu bởi tính ổn định cao, không có rủi ro, mặc dù dựa trên cổ phiếu thì sôi động và sinh lợi tốt hơn nhưng rất phức tạp, khi có thao túng thì tính phức tạp tăng lên.
Về quá trình triển khai, ông Sơn cho biết, UBCKNN đang tập trung 4 vấn đề lớn.
Thứ nhất là về khung pháp lý. Khung pháp lý cần được chuẩn bị cụ thể, rõ ràng, bởi đây là thị trường rủi ro, nhạy cảm nên khung pháp lý ban đầu dưới dạng nghị định chính phủ. Sau 2-3 năm, cân nhắc đưa các quy định vào luật chứng khoán hoặc luật phái sinh riêng.
Thứ hai là công nghệ, đảm bảo thiết kế từ giao dịch, thanh toán bù trừ, giám sát cho các sản phẩm này.
Thứ ba là cơ chế. Các vướng mắc liên quan đến cơ chế cần được tháo gỡ để hình thành thị trường phái sinh, trong đó, cơ quan quản lý chứng khoán cần điều chỉnh là nới lỏng bán khống bởi trong TTCK, cho phép bán khống có căn cứ - naked short selling, vay và cho vay chứng khoán để bù trừ thiếu hụt khi mua bán chứng khoán, hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế.
Thứ tư là, cần đẩy mạnh công tác đào tạo cho nhà quản lý, người hành nghề chứng khoán và nâng cao năng lực các CTCK.
Thanh Vũ
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử