
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Tiền ảo của Facebook có tên Libra |
Facebook liên kết với 28 đối tác hình thành tổ chức Libra Association để quản lý đồng tiền ảo mới. Dự kiến, Libra phát hành nửa đầu năm 2020. Facebook còn mở công ty con có tên Calibra để cung cấp ví điện tử cho mục đích lưu trữ, gửi và chi tiêu Libra. Calibra sẽ kết nối với nền tảng Messenger và WhatsApp.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới không che giấu tham vọng đối với Libra song các rào cản pháp lý sẽ khá lớn. Facebook hi vọng không chỉ giúp người dùng và doanh nghiệp giao dịch mà còn cung cấp dịch vụ tài chính lần đầu tiên đến những người chưa có tài khoản ngân hàng.
Theo David Marcus, người phụ trách dự án, cái tên “Libra” đại diện cho “tự do, công lý và tiền bạc”.
Thông báo về Libra được đưa ra trong bối cảnh công ty của Mark Zuckerberg đang đối mặt với làn sóng phản đối trước hàng loạt bê bối từ các nhà hoạt động bảo mật, tổ chức tiêu dùng, nhà quản lý và nhà lập pháp.
Không rõ các tổ chức phản ứng ra sao khi Facebook thực hiện bước tiến vào thị trường tài chính thông qua thế giới tiền ảo vốn nằm ngoài vòng quản lý. Vài năm nay, các nhà đầu tư tiền ảo mát hàng trăm triệu USD do các vụ tấn công mạng và thị trường bị cáo buộc rửa tiền, buôn bán thuốc phiện phi pháp, ủng hộ tài chính cho khủng bố.
Các giám đốc Facebook cho biết họ đã hợp tác với nhà chức trách tại Mỹ và nước ngoài về đồng tiền ảo.
Bitcoin là đồng tiền ảo phổ biến nhất thế giới, ra đời năm 2008. Những nhà phát triển cho rằng thế giới cần sự thay thế cho tiền truyền thống. Kể từ đó, hàng ngàn tiền ảo khác đã được khai sinh. Facebook chỉ là một trong số hàng chục công ty theo đuổi công nghệ này. Tuy nhiên, vị thế của hãng tạo ra phản ứng đáng kể xoay quanh tiềm năng của Libra.
Các đối tác tham gia dự án gồm nhiều tên tuổi lớn như Mastarcard, Visa, Spotify, PayPal, eBay, Uber, Vodafone cùng các công ty đầu tư mạo hiểm như Andreessen Horowitz. Họ muốn có 100 thành viên tại thời điểm phát hành Libra. Mỗi thành viên được quyền bỏ phiếu liên quan đến mạng tiền ảo và phải đầu tư ít nhất 10 triệu USD để gia nhập. Facebook không có kế hoạch duy trì lãnh đạo sau năm 2019.
Sri Shivananda, Giám đốc công nghệ PayPal, trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng dự án đang ở giai đoạn vô cùng sơ khai. Trong khi đó, Jorn Lambert, Phó Chủ tịch Giải pháp kỹ thuật số của Mastercard, cho biết nếu dự án gặp quá nhiều bất lợi pháp lý, tiền ảo Libra có thể không được phát hành.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt