-
Chủ tịch Coteccons đăng ký mua 200.000 cổ phiếu -
Thủy điện Miền Nam trả cổ tức đợt 2/2023, tỷ lệ 20% -
Cổ phiếu Nhựa Bình Minh chạm đỉnh lịch sử -
Con gái Bầu Đức tăng sở hữu tại Hoàng Anh Gia Lai lên 13 triệu cổ phiếu -
Lãnh đạo Haxaco muốn bán 1,4 triệu cổ phiếu để cơ cấu danh mục -
Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu
CBDC cũng có thể xử lý thanh toán nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn so với các hình thức tiền điện tử tư nhân.
CBDC ngày càng trở nên phổ biến
CBDC là hình thức kỹ thuật số của tiền định danh được phát hành và quản lý bởi một ngân hàng trung ương ở một quốc gia cụ thể.
Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Nhung, giảng viên Kinh tế thuộc Khoa Kinh doanh (trước đây là Khoa Kinh doanh và Quản trị), Đại học RMIT Việt Nam, giải thích: “CBDC có một số đặc điểm tương tự như tiền điện tử và giá trị được gắn với tiền pháp định của quốc gia. Tuy nhiên, CBDC có thể khác với các loại tiền điện tử khác vì các giao dịch không ẩn danh do hình thức tiền tệ tập trung”.
Dựa trên dữ liệu từ CBDC Tracker tháng 12/2022,114 quốc gia, chiếm hơn 95% GDP toàn cầu, đã tìm hiểu các đề xuất đa dạng về thiết kế, quyền truy cập và cơ sở hạ tầng của CBDC. So với hai năm trước, vào tháng 5/2020, chỉ có 35 quốc gia cân nhắc tới CBDC.
Hiện tại, 60 quốc gia đã đạt tới giai đoạn phát triển chuyên sâu, thí điểm và triển khai CBDC. Mười một quốc gia, bao gồm Bahamas, Nigeria và các quốc gia trong Liên minh tiền tệ Đông Caribê, đã ra mắt đầy đủ một loại tiền điện tử của họ.
Từ tháng 12/2022, tất cả các nền kinh tế G7 đã chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang giai đoạn phát triển CBDC. Mười tám trong số các quốc gia G20 đang trong giai đoạn phát triển CBDC chuyên sâu, cho thấy sự tiến bộ đáng kể và sự đầu tư vào nguồn lực mới.
Năm 2023, hơn 20 quốc gia sẽ thực hiện các bước quan trọng để tiếp tục hoặc bắt đầu thí điểm CBDC, bao gồm Australia, Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga. Các quốc gia thử nghiệm CBDC trong các dự án thí điểm bao gồm Thụy Điển, Trung Quốc, Jamaica và Ukraine.
114 quốc gia, chiếm hơn 95% GDP toàn cầu, đã tìm hiểu các đề xuất đa dạng về thiết kế, quyền truy cập và cơ sở hạ tầng của CBDC (Nguồn: Freepik). |
Tiến sĩ Nhung chia sẻ: “Thí điểm CBDC của Trung Quốc đã tiếp cận 260 triệu người và dự kiến sẽ mở rộng ra hầu hết các quốc gia vào năm 2023”.
Ý nghĩa của CBDC tại Việt Nam
Gần đây, Chính phủ Việt Nam thông báo sẽ làm việc với ngân hàng trung ương để phát triển chương trình thí điểm triển khai CBDC. Đây là bước đi quan trọng cho thấy chính phủ cam kết phát triển công nghệ tiên tiến này và triển khai thành công trên quy mô lớn.
Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT Tiến sĩ Bùi Duy Tùng cho biết: “CBDC dựa trên công nghệ blockchain, góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính và công ty fintech ứng dụng và thử nghiệm các công nghệ hiện đại, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam”.
“CBDC cải thiện độ tin cậy, an toàn và giảm thiểu rủi ro của hệ thống thanh toán nhờ tính minh bạch, xác minh và bảo mật. CBDC còn là một nền tảng có thể hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi số”.
Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Nhung (trái) và Tiến sĩ Bùi Duy Tùng (phải). |
CBDC sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam bằng cách cho phép nhiều người hơn tiếp cận với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa không có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, CBDC có thể được sử dụng ở những khu vực không có kết nối Internet, cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính với chi phí thấp bằng các thiết bị điện tử đơn giản, phổ biến rộng rãi.
CBDC cũng cung cấp một công cụ hữu hiệu và hiệu quả để thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Việc phát hành CBDC cho phép ngân hàng nhà nước kiểm soát nguồn cung tiền một cách chính xác. Do đó, độ trễ chính sách sẽ giảm hơn nữa, nhờ vậy mà nâng cao năng suất và hiệu quả của việc điều tiết tiền tệ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Tùng dự đoán rằng một số câu hỏi thiết yếu phải được trả lời trước khi triển khai CBDC. Đầu tiên, cần phải cải cách quy định quan trọng cho phép chính phủ phát hành tiền số. Bên cạnh đó, chính phủ cần xác minh xem mình có đang thực hiện đúng không, trước khi nộp đơn yêu cầu phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc tế như IMF và Ngân hàng Thế giới.
Thứ hai, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng số quốc gia để tương thích với việc phát hành CBDC tại Việt Nam. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã thí điểm và ra mắt CBDC đặc biệt hữu ích cho Việt Nam nhằm giảm thiểu những khó khăn và vướng mắc trong giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn phát triển CBDC.
RMIT thúc đẩy chuyển đổi số
CBDC và tầm quan trọng của hình thức này là một chủ đề hấp dẫn được trình bày tại Hội thảo Fintech Blockchain diễn ra vào tháng 12/2022 tại Đại học RMIT. Hội thảo học thuật đầu tiên dạng này do RMIT tổ chức đã thu hút các học giả và nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đến nhằm chia sẻ ý tưởng về nền kinh tế số, công nghệ tài chính, blockchain, CBDC, những loại hình kinh doanh mới của Web3 và các lĩnh vực liên quan.
Sự kiện cũng giúp củng cố vai trò tiên phong hàng đầu của RMIT trên thế giới về công nghệ số trong kinh doanh, tài chính và kinh tế.
RMIT đã giới thiệu chuyên ngành Kinh doanh trên Ứng dụng Blockchain từ học kỳ 3 năm 2022. Đây là một trong những chuyên ngành kinh doanh đa ngành đầu tiên trên thế giới tập trung vào Blockchain. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Tài chính, Điều phối viên Trung tâm Crypto-Fintech của RMIT, nhận xét: “Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ góp phần chuyển đổi các ngành nghề truyền thống và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ Web3 mới cho nền kinh tế và xã hội số”.
RMIT được CoinDesk và Đại học Stanford xếp hạng là trường đại học tốt thứ hai trên thế giới về Blockchain và Cryptofinance vào năm 2021. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình World Blockchain Summit MARVELS HCMC 2022 diễn ra tại Việt Nam vào tháng 12 vừa qua, RMIT cũng được vinh danh là Đại học tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục Blockchain tại Giải thưởng Blockchain Việt Nam.
-
Cổ phiếu Nhựa Bình Minh chạm đỉnh lịch sử -
VN-Index tăng phiên thứ ba liên tiếp, vượt mốc 1.270 điểm -
Con gái Bầu Đức tăng sở hữu tại Hoàng Anh Gia Lai lên 13 triệu cổ phiếu -
Lãnh đạo Haxaco muốn bán 1,4 triệu cổ phiếu để cơ cấu danh mục -
Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
Áp thuế “nhỏ” giúp doanh nghiệp mau “lớn” -
Becamex IJC trả cổ tức hơn 264 tỷ đồng vào cuối năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024