Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 17 tháng 08 năm 2024,
Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong một số trường học tại TP.HCM
Hưng Anh - 17/08/2024 09:14
 
Trong suốt 8 năm, điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng anh của TP. HCM luôn đứng đầu cả nước. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết sẽ chọn một số trường học thí điểm sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2.

Khắc phục khó khăn, cụ thể hoá các mục tiêu

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” ngành giáo dục đào tạo TP.HCM đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, cụ thể hóa các mục tiêu nhằm thực hiện trọng tâm xây dựng TP.HCM là trung tâm lớn về Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục đào tạo Khoa học và Công nghệ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu trong hội nghị.

Thành phố đã triển khai tốt các chương trình đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế; thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đột phá thuộc lĩnh vực giáo dục, đi đầu trong nỗ lực đưa các chứng chỉ quốc tế về Anh văn và Tin học vào nhà trường, triển khai thực hiện hoạt động dạy học tiếng Anh tự chọn từ lớp 1.

Bên cạnh đó, mô hình “Trường tiên tiến hiện đại theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế” góp phần trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế, trở thành công dân đáp ứng nhu cầu của thành phố thông minh đã đạt được hiệu quả tích cực. Triển khai hiệu quả việc dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn đều được nâng lên.

Công tác chuyển đổi số được triển khai đồng bộ trong toàn ngành. Có hơn 80% trường học đã triển khai kho học liệu số, Sở GD&ĐT đã tiến hành nghiên cứu về các chuẩn lưu trữ và liên thông chung cho học liệu số nhằm xây dựng kho học liệu số mở; xây dựng các tiêu chí kỹ thuật cho các học liệu số bao gồm việc tích hợp các công nghệ tương tác, hỗ trợ chia sẻ giữa các nền tảng E-learning, giúp thực hiện việc cá nhân hóa nội dung theo nhu cầu giảng dạy của giáo viên và đảm bảo về bản quyền.

Ngành giáo dục đào tạo TP.HCM đạt nhiều thành tích trong năm học 2023-2024

Đặc biệt, hệ thống thông tin địa lý giáo dục (GIS) đã được hoàn thiện, 100% các quận, huyện tuyển sinh các lớp đầu cấp bằng hình thức trực tuyến.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, mỗi năm số học sinh tăng khoảng 25.000, áp lực trường lớp lớn nhưng thành phố đã thực hiện tốt chuyển đổi số, tạo điều kiện cho học sinh chưa có hộ khẩu vẫn được tham gia học tập.

Thực hiện sớm, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Thứ trưởng phân tích: "Tại sao 8 năm nay, điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh TP.HCM luôn cao nhất toàn quốc. Đó là sự quan tâm của chính quyền thành phố, công tác tham mưu, chủ động đề xuất của Sở GD&ĐT, triển khai các chương trình trong ngành giáo dục. Với môi trường giáo dục thuận lợi, năng động, sáng tạo trong sự điều hành phát triển kinh tế của thành phố đã tạo nên những thành tựu trên; trong đó phải kể đến Đề án 5695 mà ngành GD&ĐT đã kiên trì thực hiện trong suốt 10 năm qua".

Từ đó, Thứ trưởng giao nhiệm vụ: "TP.HCM là đầu tàu kinh tế không chỉ của đất nước mà còn của khu vực, trình độ tiếng Anh của học sinh phải ngang tầm khu vực và thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, TP.HCM phải yêu cầu cao hơn, đòi hỏi hơn nữa.

Làm sao TP.HCM sẽ có những trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sớm nhất, nhiều nhất toàn quốc. Bộ GD&ĐT sẽ cùng với thành phố triển khai bởi thành phố trước đó đã có những quy định, căn cứ để thực hiện, như việc triển khai đề án tiếng Anh trong suốt thời gian qua.

ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết: Ngoài đề án 5695, từ năm 2012, TP. HCM đã triển khai đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp và đến nay vẫn kiên trì thực hiện.

Với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường thuận lợi, thông thoáng trong chỉ đạo điều hành, giáo dục TP.HCM là lá cờ đầu của toàn quốc trong tổ chức triển khai dạy học. Tôi tin rằng, các cơ quan bộ sẽ có sự chỉ đạo để đây là điểm sáng, tổng kết, đúc rút, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý thành phố phải làm sao quan tâm, chăm sóc đội ngũ giáo viên theo hình thức vừa khuyến khích, vừa truyền lửa, tạo điều kiện, cơ chế. Chăm lo đội ngũ, thầy cô tâm huyết, gắn bó thì mọi khó khăn cơ bản sẽ được giải quyết.

Liên quan đến những đổi mới thi từ năm 2025 để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học này sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi các cấp theo chương trình mới. Vì vậy, Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT để các địa phương, nhà trường triển khai thực hiện. Bộ GD&ĐT sẽ có quy chế hướng dẫn thi tuyển sinh vào lớp 10 để các địa phương chủ động.

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết: Ngoài đề án 5695, từ năm 2012, TP. HCM đã triển khai đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp và đến nay vẫn kiên trì thực hiện.

Điều này phù hợp với Kết luận của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học... TP.HCM  sẽ nghiên cứu các tiêu chí để chọn một số trường học thí điểm sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư