-
Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kiên quyết bỏ tư duy “không quản được thì cấm” -
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. |
Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (Dự thảo).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, trên cơ sở các ý kiến thảo luận của đại biểu tại hội trường ngày 29/10/2024, Thường trực Ủy ban đã tổ chức buổi làm việc với Cơ quan soạn thảo và đã thống nhất phương án xử lý một số nội dung trong Dự thảo.
Cụ thể, về việc chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tại hội trường vẫn có một số ý kiến chưa thống nhất về nội dung này, vì vậy, Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc lấy ý kiến đại biểu.
Nêu ý kiến thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, vấn đề này hai cơ quan đã thống nhất, không cần lấy ý kiến đại biểu.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, đây là vấn đề nhiều đại biểu rất quan tâm, nên vẫn nên lấy ý kiến đại biểu, song cần cung cấp đầy đủ thông tin, làm rõ băn khoăn của đại biểu để tạo sự đồng thuận.
Tán thành ý kiến ông Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, thuế với phân bón, đại biểu có rất nhiều ý kiến, bên cạnh đó, đại biểu Tạ Văn Hạ có văn bản gửi Thường vụ Quốc hội đề nghị phương án thuế suất 2%. Ông Thanh đề nghị quan tâm phương án này.
Cũng đồng ý lấy ý kiến đại biểu, song Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, phương án nào cũng phải có đánh thuế để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Không nên có phương án không đánh thuế, mà có thể là thuế suất 0%, như thế các doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế, ông Định nói.
Quốc hội quyết định theo đa số, nên sẽ lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chốt lại.
Một vấn đề khác cũng còn ý kiến khác nhau là mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (khoản 25 Điều 5), ông Mạnh cho biết, Dự thảo sau tiếp thu, chỉnh lý đã quy định mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm. Chính phủ đề nghị giữ nội dung này như Dự thảo Luật đã trình tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Theo đó, giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế để bảo đảm kịp thời điều hành phù hợp với thực tiễn và bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi.
Chính phủ cho rằng, việc nâng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế là đi ngược chủ trương khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Các ý kiến thảo luận tại hội trường không đề nghị giao Chính phủ quy định mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT; có ý kiến đề nghị nâng mức ngưỡng doanh thu này lên trên mức 200 triệu đồng, có ý kiến đề nghị mức trên dưới 300 triệu đồng hoặc 400 triệu đồng cho những năm tới.
Theo ông Mạnh, phương án của Chính phủ là chưa phù hợp vì Hiến pháp đã quy định “các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định”; mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế (trong trường hợp này là những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập thấp trong xã hội - tương đương doanh thu 8,3 triệu đồng/tháng theo mức hiện hành là 100 triệu đồng/năm). Nội dung này cần được quy định trong Luật như hiện hành. Việc tăng lên mức 200 triệu đồng/năm như Dự thảo Luật (tương đương 16,6 triệu đồng/tháng) là mức rất thấp, các hộ có mức doanh thu dưới ngưỡng này khó có thể chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Ông Mạnh cho hay, tại cuộc họp ngày 11/11, Cơ quan soạn thảo đã thống nhất với mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm và bỏ quy định điều chỉnh theo CPI. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban thẩm tra cũng thống nhất với phương án xử lý này. Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo nhấn mạnh nội dung này cần xin lại ý kiến lãnh đạo Chính phủ để có thể đạt được sự thống nhất.
Báo cáo giải trình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, Thủ tướng vẫn tha thiết là giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế. Còn Ban soạn thảo thì thấy rằng điều chỉnh lên mức 200 triệu đồng cũng phù hợp.
Phát biểu kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói, quy định mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế đề nghị giao cho Chính phủ.
-
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024 -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra -
Kích cầu để thúc tăng trưởng -
Hà Nội ban hành kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới