-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
KIDO bắt tay với TikTok khởi động Dự án E2E |
Kênh giải trí và livestream bán hàng có hàng triệu người xem
Việc KIDO cùng TikTok lập kênh E2E (giải trí và livestream bán hàng) đầu tiên tại Việt Nam trở thành thông tin hot nhất tuần qua trong giới thương mại điện tử. Động thái này diễn ra sau nhiều tháng KIDO nghiên cứu về thương mại điện tử nhằm tạo sân chơi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Sàn E2E sẽ được xây dựng trên nền tảng TikTok, trong đó KIDO là nhà đầu tư dự án, còn TikTok là đơn vị hỗ trợ tạo traffic, tìm kiếm các KOL (chuyên gia, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng), KOCs (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) tư vấn doanh nghiệp cách livestream bán hàng.
Cụ thể, E2E sẽ đăng tải những video đánh giá thời trang, ẩm thực, trải nghiệm sản phẩm và thường xuyên diễn ra các hoạt động trình diễn giải trí chuyên nghiệp cùng những video giải trí độc quyền qua sự kết hợp giữa những tập đoàn truyền thông, giải trí trong và ngoài nước.
Đây sẽ là cơ hội để các nhãn hàng, hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, marketing, tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Doanh nghiệp được thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng với chi phí thấp, tận dụng hệ sinh thái trên nền tảng và hệ thống logistics sẵn có nhằm rút ngắn quy trình và chi phí, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương)
Theo ông Trần Lệ Nguyên, CEO Tập đoàn KIDO, trước mắt sẽ xây dựng kênh với số lượng traffic lên tới hàng triệu người xem. Tại đây, người tiêu dùng sẽ được đón nhận các sản phẩm giải trí miễn phí từ những người nổi tiếng, song họ cũng dễ dàng mua sắm những mặt hàng chính hãng giá tốt tại trung tâm thương mại trên nền tảng TikTok.
Với doanh nghiệp, ngoài việc được quảng bá sản phẩm, còn được livestream bán hàng theo cách sáng tạo của họ trên traffic theo dõi tới hàng triệu người. Khi được bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua sàn E2E, doanh nghiệp sẽ giảm nhiều chi phí từ marketing, logistics, mặt bằng, chi phí quản lý... Còn cơ quan mhà nước sẽ thu thuế dễ dàng và hiệu quả hơn.
Theo ông Nguyên, kênh giải trí kết hợp thương mại điện tử là xu thế kinh doanh của tương lai. Livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến, đóng góp vào doanh thu các doanh nghiệp ở đa dạng quy mô và lĩnh vực trên thế giới. Do đó, KIDO chọn cách bắt tay với TikTok tạo ra sàn E2E với mong muốn giúp doanh nghiệp có đầu ra tốt, đồng thời đưa mạng lưới bán hàng không chỉ ở thị trường nội địa mà vươn ra thế giới.
Trong khi đó, đây là lần đầu tiên TikTok bắt tay với một doanh nghiệp để khởi tạo kênh E2E. TikTok sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tạo traffic, thu hút đúng đối tượng người dùng. Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện chính thức TikTok tại Việt Nam, các doanh nghiệp muốn tham gia kênh này sẽ phải có đầy đủ chứng nhận và xuất xứ.
Trên TikTok, các shop chỉ đạt doanh số mỗi ngày khoảng vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng. Nhưng kênh E2E sẽ nhắm tới doanh số bán mỗi ngày của doanh nghiệp tới vài chục tỷ hoặc hàng trăm tỷ đồng. Điều này diễn ra tương tự tại thị trường Trung Quốc.
“Vỡ mộng” doanh thu trên TikTok Shop
Nhắc đến thị trường Trung Quốc, gần đây, các thương nhân tại đây đã “vỡ mộng” doanh thu triệu USD trên TikTok Shop (tính năng mua sắm mới và tiên tiến giúp người mua và bán các sản phẩm trực tiếp trên TikTok qua video, live và tab giới thiệu sản phẩm), sau khi bỏ cả ngàn USD để học bán hàng trên kênh này.
Thực tế, khi TikTok đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên toàn cầu, ứng dụng video ngắn này tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhóm người bán là các thương nhân. TikTok hy vọng, những nhà cung cấp như vậy sẽ mở rộng dịch vụ bán lẻ trực tuyến giúp họ.
Tuy nhiên, xuất phát điểm của ứng dụng này vốn là một thiên đường cho những điệu nhảy hấp dẫn và video hát nhép đã khiến ngay cả những người bán hàng có kinh nghiệm, vốn quen với việc bán lẻ trên các nền tảng mua sắm truyền thống như Amazon.com trở nên bối rối. Sau khóa học, kỳ vọng đạt được doanh thu “hàng triệu USD” của các thương nhân nhỏ lẻ đã không thành hiện thực và họ lần lượt đóng cửa hàng.
Vào tháng 9 vừa qua, TikTok đã mở rộng dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop cho tất cả 150 triệu người dùng ở Mỹ - thị trường lớn nhất của ứng dụng, sau khi thử nghiệm dịch vụ này với một số người dùng chọn lọc trong nhiều tháng. Trước đó, TikTok bắt đầu cho phép người bán ở Trung Quốc mở cửa hàng trên ứng dụng này tại thị trường Mỹ.
Họ cũng đang thử nghiệm một mô hình kinh doanh mới là bán sản phẩm thay mặt cho các nhà cung cấp Trung Quốc, một mô hình tương tự chương trình “Sold by Amazon” của Amazon, khiến họ phải cạnh tranh với các nền tảng mua sắm phổ biến như Shein và Temu.
Các giám đốc điều hành của ByteDance (công ty mẹ ứng dụng TikTok) đặt cược rằng, mua sắm trực tuyến, được thúc đẩy bởi thuật toán mạnh mẽ của TikTok, sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới của công ty, nhằm tăng gấp bốn lần giao dịch toàn cầu trên TikTok từ dưới 5 tỷ USD trong năm 2022 lên 20 tỷ USD trong năm nay.
Để thu hẹp khoảng cách văn hóa, TikTok đã chia sẻ các bản ghi nhớ với các thương nhân Trung Quốc giải thích về lối sống và thói quen của khách hàng ở Mỹ và các thị trường khác, đồng thời cung cấp các lớp học miễn phí để hỗ trợ các nhà cung cấp tham gia.
Bên ngoài công ty, một ngành công nghiệp nhỏ gồm các đại lý bên thứ ba đã mọc lên như nấm ở Trung Quốc, đề nghị giúp các thương nhân mới khởi nghiệp, bán hàng với số lượng nhỏ bắt đầu và thành công trong việc bán hàng trên ứng dụng. TikTok không có sẵn ở Trung Quốc và người bán Trung Quốc phải sử dụng các công cụ phần mềm che giấu địa chỉ IP của họ để truy cập nền tảng này.
Bên cạnh đó, một số cơ quan tính phí tới 20.000 USD để tham gia các chuyến thăm các nhà máy ở các trung tâm sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc và tham dự các buổi kết nối để có cơ hội gặp riêng các cố vấn.
Bất chấp kinh nghiệm phong phú của Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới, các thương nhân nhận thấy rằng, việc bán hàng trên TikTok không đơn giản như vậy.
Học cách điều hướng hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội, chọn đúng sản phẩm và tránh những sai lầm về văn hóa đều là một phần những thách thức mà các thương nhân Trung Quốc phải đối mặt. Một số nhà cung cấp sản phẩm cũng cho biết, lợi nhuận của họ đang bị siết chặt do mong muốn cạnh tranh với các nền tảng giá rẻ Shein và Temu trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của TikTok.
Hơn nữa, kinh nghiệm của các thương nhân này cho thấy, người tiêu dùng trên TikTok muốn được giải trí. Một điệu nhảy K-pop có nhiều khả năng sẽ giữ họ ở lại phòng phát trực tiếp hơn.
Thực tế, người mua hàng ở Trung Quốc đã quen với việc phát trực tiếp cho thương mại điện tử. Tuy nhiên, trên TikTok, những người có ảnh hưởng của họ cần kể một câu chuyện cười hoặc đưa ra một thông tin thú vị về cuộc sống ở Trung Quốc, hay bất cứ điều gì để khiến buổi phát trực tiếp trở nên thú vị hơn.
TikTok đã chia sẻ các bản ghi nhớ với các nhà cung cấp Trung Quốc, hướng dẫn họ cách tận dụng những ngày lễ mua sắm truyền thống ở một số thị trường trọng điểm. Chẳng hạn, Halloween được coi là “lễ hội yêu thích của trẻ em” và các nhà cung cấp được khuyến khích bán các sản phẩm, tóc giả và kẹo có chủ đề bí ngô. Hoặc Noel thì nghĩ đến việc người mua tích trữ trước Giáng sinh và các đợt giảm giá lớn…
TikTok đã đào tạo các nhà cung cấp về sở thích và nhu cầu của người dùng, đồng thời đưa ra các hướng dẫn để đảm bảo họ tuân thủ các quy định của địa phương.
Người tiêu dùng sập bẫy
Ra đời cách đây 6 năm (năm 2017), TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Nhưng đến nay, tại Việt Nam, TikTok hoạt động như một sàn thương mại điện tử có văn phòng đại diện.
Năm 2022, TikTok Shop lần đầu tiên được ra mắt, nhanh chóng thực hiện chiến lược khuyến mãi để hút người dùng, như cách các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay từng làm.
Dù ra sau, nhưng vào thời điểm cuối năm 2022, doanh thu của TikTok tương đương 80% doanh thu của Lazada, gấp 4 lần Tiki. TikTok đang là “mảnh đất màu mỡ” đối với nhà bán lẻ hay doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm. TikTok Shop là một gian hàng được tích hợp trên nền tảng của TikTok. Khi người dùng xem video, sẽ hiện trực tiếp link mua hàng trên đó, chỉ cần click là có thể mua hàng mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng.
Để đăng ký TikTok Shop, doanh nghiệp cần có giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ kho hàng, thẻ ngân hàng, số điện thoại di động. Riêng cá nhân cần chuẩn bị căn cước công dân thay cho giấy phép kinh doanh. Với nhịp độ nhanh và phong cách trẻ trung, không ít cửa hàng nhờ TikTok Shop mà chốt được cả trăm đơn chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, TikTok Shop đang trở thành “điểm tập trung” mới của hàng giả, hàng nhái, gây bức xúc cho không ít người dùng.
Không ít người tiêu dùng đã sập bẫy “hàng tốt giá bèo” mà người bán đưa ra và “chốt” đơn không cần suy nghĩ về nguồn gốc sản phẩm. Khi nhận về, khách hàng vô cùng thất vọng khi chất lượng hàng hóa không hề giống như trên livestream. Phần lớn sản phẩm quần áo, túi xách… kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch hoặc tại xưởng sản xuất ở Việt Nam, do đó rất ít hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.
Các sản phẩm bán chạy cũng là những mẫu nhái logo, kiểu dáng của các thương hiệu nổi tiếng. Nhiều mặt hàng bán trên TikTok Shop không đầy đủ giấy tờ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngay từ thời điểm ra mắt, TikTok Shop tuyên bố nghiêm cấm hàng giả, yêu cầu tất cả sản phẩm bán trên nền tảng là hàng thật và bảo vệ chủ sở hữu khỏi tình trạng vi phạm bản quyền, thương hiệu. Để bán hàng có thương hiệu, chủ shop cần cung cấp bằng chứng ủy quyền thương hiệu cho TikTok. Từng sản phẩm trước khi được người bán tạo và đăng tải đều phải qua sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Thế nhưng, trên thực tế, bằng nhiều thủ thuật đơn giản, người bán vẫn tìm ra cách để sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng “qua mặt” nền tảng.
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025