
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
![]() |
Petrovietnam đã làm chủ công nghệ, khoa học tiên tiến, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ. |
Từ “không” tới “có”
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 224 về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Đó là khởi đầu mang tính bước ngoặt với ngành dầu khí và ngày 3/9/1975, Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam - tổ chức tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) ngày nay đã được thành lập.
Nguyên Phó tổng giám đốc PetroVietnam, ông Vũ Quang Nam nhớ lại, từ những năm 1990, khi đất nước rất khó khăn, bị cấm vận, khủng hoảng kinh tế, ngành dầu khí đóng vai trò rất quan trọng, có những năm đóng góp đến 30% ngân sách nhà nước. Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Bộ Chính trị rất quan tâm đến dầu khí, đã ra rất nhiều nghị quyết tạo điều kiện cho ngành phát triển.
Ngành dầu khí ngày nay vẫn đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, bởi đó là ngành công nghiệp hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. “Đối với nhiều ngành nghề xuất khẩu, Nhà nước chỉ thu tiền thuế, nhưng đối với dầu khí, toàn bộ ngoại tệ thu về từ bán dầu thô nộp vào ngân sách nhà nước”, ông Nam nói.
Trong hành trình tìm dầu làm giàu cho đất nước, những ngọn lửa được thắp sáng trên đỉnh những giàn khoan giữa đại dương mênh mông chính là biểu tượng của việc dòng dầu vẫn đang tuôn trào. Để có những ngọn lửa được thắp sáng, sự đóng góp của những người lính nhà giàn DK1 khi trực canh, quan sát, giữ yên bình “đường biên vòng ngoài” trên biển không thể không nhắc tới.
15 nhà giàn DK1 thực sự là những pháo đài thép canh vòng ngoài cho giàn khoan dầu khí khai thác, hoạt động. Sau hơn 30 năm chốt giữ, các nhà giàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh cho các công trình dầu khí hoạt động. Đó không chỉ là “vành đai thép” án ngữ, là “mắt thần” quan sát, cảnh giác cao độ động thái, ý đồ xâm chiếm, mà còn là những cột mốc sống khẳng định lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế không tranh cãi của Việt Nam.
Chủ nhân trên những ngôi nhà đặc biệt ấy là cán bộ, chiến sỹ hải quân thuộc Tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân - những người được coi là “bia chủ quyền sống” giữa ngàn khơi. Bảo vệ nhà giàn DK1 vững chắc, yên bình, không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là sứ mệnh thiêng liêng của cán bộ, chiến sỹ nơi đây, mặc cho khó khăn, vất vả, thiếu thốn bộn bề, mặc cho khí hậu khắc nghiệt, các cán bộ, chiến sỹ vẫn lạc quan kiên cường trụ vững.
Muốn đi xa cần có đồng hành
Qua gần nửa thế kỷ, Petrovietnam đã đi từ “không” đến “có”, làm chủ công nghệ, khoa học tiên tiến, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi.
Với sự phát triển đồng bộ của chuỗi công nghiệp dầu khí, PetroVietnam đã trở thành hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa..., góp phần làm thay đổi kinh tế của các địa phương này.
Sự đầu tư đồng bộ đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lượng, phân bón của cả nước. Những dự án, công trình mang tầm cỡ khu vực là minh chứng rõ ràng cho trình độ, năng lực của cán bộ, kỹ sư, người lao động dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí và triển khai nhiều hoạt động dầu khí tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong những thời điểm khó khăn, bản lĩnh, trí tuệ, ý chí của người dầu khí luôn được thể hiện rõ qua việc PetroVietnam luôn duy trì đóng góp trung bình khoảng 10% ngân sách nhà nước, khai thác an toàn, ổn định, hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí quý giá của đất nước.
Những thành tựu đó chính là sự đóng góp không biết mệt mỏi, không quản gian khổ của lớp lớp thế hệ người dầu khí làm việc, cống hiến từ các nhà máy, công trình trên đất liền đến những giàn khoan giữa biển khơi sóng gió, không chỉ khai thác những giọt “vàng đen” phục vụ phát triển kinh tế đất nước, mà còn là những người chiến sỹ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân, những thế hệ người dầu khí đã luôn nỗ lực với tinh thần vượt khó cao nhất “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”. Sự khao khát thực hiện ý nguyện của Bác Hồ đã biến thành niềm hăng say lao động, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực vượt mọi gian nan, thử thách của những người lao động dầu khí.
Trong những năm tới, mục tiêu của PetroVietnam là tập trung phát triển ngành dầu khí Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dẫu vậy, thực tế hoạt động dầu khí đang và sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, thuận lợi ít đi, khó khăn và thách thức nhiều hơn. Hơn bao giờ hết, ngành dầu khí cần được tháo gỡ những vướng mắc, rào cản về cơ chế và các quy định lạc hậu để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

-
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng -
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài