-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Kinh tế đang dần hồi phục
Sự hồi phục của nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm, với tăng trưởng GDP 9 tháng ước đạt 5,62%, dự báo cả năm đạt 5,8%, là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm rằng, đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,2% và lạm phát khoảng 5% trong năm 2015 là hợp lý.
Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI vẫn được xem là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015. Ảnh: Đức Thanh |
Thậm chí, có cái nhìn khá lạc quan, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) còn cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Việt Nam còn có thể cao hơn mục tiêu đề ra (5,8%).
“Những động lực tăng trưởng chính vẫn là đầu tư công và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong cả năm, ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp”, ông Barry David Weisblatt, Giám đốc Khối Phân tích của VPBS, một trong các diễn giả chính tại Hội thảo “Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015”, do Ngân hàng VPBank tổ chức tại Hà Nội ngày 4/11/2014 nhận định.
Trong khi đó, cũng theo VPBS, lạm phát năm 2014 sẽ chỉ dừng ở con số 4,2% - mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đây là thành tựu không dễ đạt được sau nhiều năm Việt Nam nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Trên thực tế, đây cũng là nhận định được nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình, sau khi tăng trưởng GDP quý III/2014 bất ngờ đạt mức 6,19%, nâng tăng trưởng GDP của cả 3 quý lên 5,62%. Và đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất của sự đi lên của nền kinh tế.
“Nhìn từ năm 2012 cho đến nay, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định, kinh tế nước ta đang hồi phục, với tăng trưởng GDP năm 2012 là 5,25%, năm 2013 là 5,42% và năm nay hoàn toàn có thể tăng trưởng 5,8%”, ông Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế bình luận.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia không ngần ngại cho rằng, không có lý do để nghi ngờ khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,2% trong năm 2015.
Tìm động lực cho tăng trưởng kinh tế 2015
Khu vực FDI, một trong 4 động lực tăng trưởng của nền kinh tế (nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và FDI) đang vận hành rất tốt và đang dẫn dắt nền kinh tế trong năm 2014. Khu vực này, theo GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong năm 2015.
Thậm chí, kỳ vọng của ông Mại còn là làm sao để động lực tăng trưởng này cùng với 3 động lực còn lại hợp lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả kinh tế - xã hội cao theo hướng bền vững. Kỳ vọng này có thể sẽ trở thành hiện thực trong dài hạn, khi Việt Nam tối ưu hóa được lợi ích của dòng vốn FDI, dự kiến vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam; còn trong trước mắt, theo ông Lê Đình Ân, để kinh tế năm 2015 có thể tăng trưởng như kỳ vọng, phải trông ở 3 yếu tố: lòng tin của doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.
“Phải có chính sách để tiếp tục tạo dựng lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp, để họ tiếp tục bỏ vốn vào đầu tư cho sản xuất - kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tương tự, phải làm sao thúc đẩy xuất khẩu, nhất là với các thị trường mới. Còn với thị trường trong nước, chúng ta đã bỏ trống nhiều, giờ hãy lấp đầy chúng. Đây chính là những yếu tố nền tảng cho tăng trưởng kinh tế năm 2015”, ông Ân nói.
Trong khi đó, dường như các nhà phân tích của VPBS đang trông chờ nhiều vào việc trong năm 2015, Việt Nam sẽ kết thúc đàm phán một loạt hiệp định thương mại tự do với một số đối tác, như EU, Hàn Quốc, hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN. “Việc các hiệp định này được ký kết sẽ giúp tăng cường thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế”, VPBS nhận định.
Để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đi đôi với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
“Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh không phải chỉ để thu hút FDI, mà còn để thúc đẩy đầu tư, sản xuất trong nước phát triển tốt hơn. Cộng hưởng với việc sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư, sản xuất - kinh doanh. Một điều nữa rất quan trọng để tạo ra được cú hích cho năm 2015 là ngoài tái cấu trúc, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, còn phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói và cho rằng, đây chính là những vấn đề rất quan trọng, giúp Việt Nam có một hệ thống biện pháp tổng hợp thúc đẩy mọi thành phần kinh tế, mọi người dân bỏ vốn đầu tư, kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Dự kiến, tại Hội thảo “Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015” do VPBank tổ chức vào ngày 4/11 tới, với sự phối hợp của VPBS và sự bảo trợ của Báo Đầu tư, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục mổ xẻ, phân tích sâu những tồn tại cũng như triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, đặt trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới năm 2015.
Hà Nguyễn
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024