Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết vùng ĐBSCL
Hữu Trực - 08/11/2018 07:55
 
Chiều ngày 07/11/2018, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã diễn ra Hội thảo “Tham vấn cơ chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức với sự tham dự của đại diện WB cùng lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

.
.

Hội thảo nhằm xác định, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tìm các giải pháp tháo gỡ để trình lên Trung ương điều chỉnh, bổ sung kịp thời về cơ chế chính sách.

Tiến sỹ Diji Chandrasekharan Behr nhấn mạnh vai trò của liên kết vùng đối với kinh tế xã hội của ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Tiến sỹ Diji Chandrasekharan Behr nhấn mạnh vai trò của liên kết vùng đối với kinh tế xã hội của ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Tại Hội thảo, bà Diji Chandrasekharan Behr, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB  nhấn mạnh, ĐBSCL là trung tâm trong thực hiện liên kết vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Thông qua việc hợp tác giữa WB với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự hỗ trợ của quốc tế (Hà Lan, Úc), bà Diji Chandrasekharan Behr mong muốn Hội thảo lần này thu được nhiều đề xuất, giải pháp cụ thể về cơ chế, tài chính nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng trong thời gian tới.

PGS.TS Bùi Quang Tuấn trình bày tóm tắt nghiên cứu liên kết vùng ĐBSCL
PGS.TS Bùi Quang Tuấn trình bày tóm tắt nghiên cứu liên kết vùng ĐBSCL

Các đại biểu cũng đã nghe PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Trưởng nhóm nghiên cứu Quốc gia trình bày tóm lượt kết quả nghiên cứu liên kết vùng ĐBSCL.

Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, việc thực hiện liên kết vùng ở ĐBSCL nhìn chung còn hạn chế. Hoạt động liên kết chủ yếu vẫn ở mức gặp gỡ, trao đổi và lập kế hoạch liên kết, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ chậm so với kế hoạch, đồng thời vẫn còn nhiều hạn chế khi triển khai trên thực tế, nguyên nhân chính là: chưa có ưu tiên về mục tiêu liên kết; cơ chế liên kết chưa rõ ràng; bộ máy điều phối liên kết vùng thiếu hiệu quả; thiếu nguồn lực tài chính cho liên kết…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư phát biểu tại hội thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư phát biểu tại hội thảo

Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho rằng, trong thời gian tới, công tác liên kết vùng ĐBSCL cần có cơ chế pháp lý phù hợp; đồng thời chọn ra khâu đột phá trong liên kết nhằm xây dựng quy hoạch tổng thế, kế hoạch hành động của các địa phương và sự tham gia của các Bộ, ngành Trung ương.

Tại Hội thảo, đại diện các tỉnh, thành và nhóm nghiên cứu đã trao đổi nhiều nội dung, giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng ĐBSCL như: xác định rõ mục tiêu và ưu tiên liên kết các địa phương dựa trên nguồn tài nguyên nước, canh tác nông nghiệp, liên kết hạ tầng; Xây dựng và hoàn thiện bộ máy liên kết; Đảm bảo nguồn lực tài chính; Tăng cường cơ sở thông tin cho liên kết; Nâng cao vai trò của doanh nghiệp và người dân trong thực hiện liên kết vùng ĐBSCL.

Chuyên cơ chở doanh nhân Nhật Bản sang ĐBSCL tìm kiếm cơ hội đầu tư
Từ ngày 02- 04/11/2018, tại TP. Cần Thơ sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản và Chương trình giao lưu văn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư