
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
![]() |
Sự tham gia của doanh nghiệp trong thích ứng và chủ động phòng chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng đối với vùng ĐBSCL. |
Ngày 21/10, tại TP. Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức chuỗi sự kiện “Hội chợ sản phẩm, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL” và diễn đàn "Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL - Các giải pháp thích ứng” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đặc biệt, chú trọng thực trạng và tác động của hạn mặn đến vùng ĐBSCL thời gian qua và những dự báo trong thời gian tới, qua đó chủ động đề xuất, tìm ra giải pháp phòng chống, quản lý các rủi ro thiên tai, hạn chế các thiệt hại và ứng phó lâu dài với những tác động tiêu cực của BĐKH, trong đó lấy doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm.
Đồng thời, trưng bày và giới thiệu các mô hình, sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nói chung, nêu cao vai trò của khối tư nhân vào việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất, kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, mở ra các cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
ĐBSCL là vùng có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế và người dân ĐBSCL sống nhờ vào nuôi trồng và sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản. Thời gian qua, BĐKH nói chung và hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân, góp phần gây thiệt hại, cản trở sự phát triển của vùng ĐBSCL nói chung và doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng. Sự tham gia của doanh nghiệp trong thích ứng và chủ động phòng chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng đối với vùng ĐBSCL.
Theo VCCI Cần Thơ, doanh nghiệp ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản của vùng. Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai…
Chính vì vậy, việc tạo các điều kiện để doanh nghiệp ĐBSCL, cùng với các cơ quan hữu quan và cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế thích ứng với BĐKH, vì một tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua việc hiểu đúng về BĐKH, sử dụng công nghệ, năng lượng hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông thủy sản, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh… là việc làm cấp thiết đối với ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.

-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)