-
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
Diễn biến sôi động
Kết thúc năm 2023 - một năm mà trước đó giới phân tích nhận định là sẽ ảm đạm, thế nhưng thị trường bán lẻ tại Hà Nội lại chứng kiến diễn biến sôi động, khi nguồn cung mặt bằng được tăng thêm, đó là sự trở lại thị trường của The LOOP by Takashimaya và khai trương Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội.
Với The LOOP by Takashimaya, sự trở lại đi kèm thay đổi diện mạo và chiến lược mở rộng khách thuê giúp đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng. Điều này không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của trung tâm thương mại, cải thiện tỷ lệ lấp đầy, mà còn thu hút lượng khách đông đảo và sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng.
Còn với Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội. Đây là dự án trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, nằm trong tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ dịch vụ và khách sạn, mang đến trải nghiệm độc đáo với 233 cửa hàng, khu vui chơi trong nhà, thủy cung. Tại đây ghi nhận nhóm 28 thương hiệu lần đầu ra mắt tại Việt Nam như Marimekko (Phần Lan), Massimo Dutti (Tây Ban Nha)…
Cuối tháng 11/2023, Bovet 1822 - hãng đồng hồ xa xỉ có hơn 200 tuổi tới từ Thuỵ Sỹ đã chọn khách sạn Metropole Hà Nội làm điểm mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, mở đường chinh phục những người yêu đồng hồ cao cấp. Cùng thời gian đó, thương hiệu Montblanc cũng khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội, đặt tại Tràng Tiền Plaza.
Công suất thuê bán lẻ trong quý IV/2023 cũng tăng 2% theo quý, đạt 88%. Trong đó, khối đế bán lẻ ghi nhận mức tăng công suất cao nhất, với 4 điểm phần trăm, theo sau là trung tâm mua sắm với mức tăng 2 điểm phần trăm. Trung tâm mua sắm có diện tích cho thuê thêm lớn nhất, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất.
Sức hút của các dự án này là ví dụ điển hình của việc các trung tâm mua sắm hiện đại đang thu hút khách hàng nhờ tích hợp giải trí, ăn uống và mua sắm, mang tới trải nghiệm trọn vẹn cho mọi lứa tuổi và đối tượng khách hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2026, riêng thị trường Hà Nội sẽ có thêm 4 trung tâm mua sắm và 11 khối đế bán lẻ. Trong đó, các dự án được giới đầu tư, thương hiệu bán lẻ kỳ vọng như Tiến bộ Plaza, E-Mart, The Linc @ ParkCity. Trong khi tại TP.HCM, Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza sau thời gian đóng cửa cải tạo và đổi chủ cũng hứa hẹn tái xuất ấn tượng.
Ngoài ra, có 2 trung tâm thương mại quy mô lớn khai trương là Trung tâm thương mại Vincom thuộc Khu đô thị Vinhomes Grand Park tại quận 9 và Parc Mall tại quận 8 (TP.HCM) với tổng diện tích cho thuê của cả hai dự án gần 70.000 m2. Việc khai trương hai trung tâm thương mại này sẽ kéo tổng diện tích sàn thương mại của Công ty cổ phần Vincom Retail tăng thêm 160.000 m2 trong năm 2024.
Ban lãnh đạo Vincom Retail cho biết, doanh nghiệp đã chuẩn bị quỹ đất để phát triển 2 - 3 trung tâm thương mại mới tại TP.HCM và 1 trung tâm thương mại tại Long An.
Kế hoạch phát triển của Takashimaya trong tương lai cũng rất đáng chờ đợi. Năm 2023, tập đoàn đến từ Nhật Bản này cùng đối tác là Tập đoàn Trung Thủy cho ra mắt dự án hỗn hợp nhà ở và thương mại Lancaster Luminaire tại Hà Nội. Dự án Starlake giai đoạn 1 và 2 quy mô lớn sẽ ra mắt vào lần lượt vào năm 2025 và năm 2027.
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, Bộ phận cho thuê thương mại (Savills Hà Nội) cho rằng, yếu tố đa dạng nguồn cung, cạnh tranh từ các thương hiệu và sự tham gia của các nhãn hàng quốc tế đang thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Hà Nội tăng tốc hơn.
Trung tâm mua sắm vẫn “nổi sóng”
Theo đánh giá mới đây của Hãng chứng khoán Everest, mặc dù sức mua của người tiêu dùng chưa phục hồi rõ rệt, nhưng triển vọng kinh doanh quý IV/2023 và cả năm 2024 của Công ty cổ phần Vincom Retail vẫn ở mức ổn định do hoạt động cho thuê trung tâm thương mại phần lớn đến từ các hợp đồng cố định với các đối tác lớn, có kỳ hạn dài.
Cụ thể, đối với mảng kinh doanh trung tâm thương mại, 79% doanh thu của Vincom Retail đến từ các hợp đồng thuê giá cố định và 21% doanh thu còn lại đến từ hợp đồng thuê theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán lẻ phát sinh (turnover rent). Bên cạnh đó, thời gian thuê trung bình của các hợp đồng lên tới 3,7 năm.
Cơ cấu đối tác thuê mặt bằng hiện nay của Vincom Retail tương đối đa dạng, không bị tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực, bao gồm siêu thị, giải trí, ăn uống, thời trang… Những yếu tố này giúp đảm bảo duy trì ổn định nguồn thu từ mảng kinh doanh trung tâm thương mại của doanh nghiệp này.
Lưu lượng khách đến các trung tâm thương mại của Vincom Retail trong quý III/2023 đạt 89% so với thời điểm trước dịch Covid-19 và kỳ vọng sẽ quay trở lại ngang bằng mức trước dịch trong năm 2024.
Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng mảng kinh doanh trung tâm thương mại của Vincom Retail còn đến từ việc doanh nghiệp này dự kiến tung ra thị trường thêm 160.000 m2 sàn thương mại trong năm 2024, đến từ loạt dự án Vincom Mega Mall Grand Park, Vincom Mega Mall Ocean Park 2 và các Vincom Plaza tại TP. Hà Giang, TP. Điện Biên, TP. Đông Hà (Quảng Trị), TP. Bắc Giang.
Các nhãn hàng mới xuất hiện đa dạng, cùng với việc các thương hiệu quốc tế mở rộng hoạt động, không chỉ cung cấp thêm lựa chọn cho người tiêu dùng, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Hà Nội trên bản đồ bán lẻ khu vực.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đang tìm câu trả lời xem mô hình bán lẻ nào “được lòng” các khách thuê bán lẻ trong năm qua?
Theo giới phân tích, tại thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thuê của các nhãn hàng cao cấp trong và ngoài nước, đặc biệt là các thương hiệu xa xỉ. Với sự phân hóa của các khu vực, mỗi nơi mang đến những đặc thù riêng, phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhãn hàng.
Chẳng hạn, khu vực Hoàn Kiếm, với vị thế là trung tâm lịch sử và văn hóa của Hà Nội, thu hút lượng lớn du khách. Khu vực này thường tập trung các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, trụ sở của các công ty đa quốc gia, vẫn giữ vững sức hút của mình, đặc biệt với các nhãn hàng cao cấp. Nhiều thương hiệu xa xỉ trên thế giới rất quan tâm đến khu vực này và mong muốn tìm kiếm mặt bằng phù hợp với nhãn hàng và mô hình của họ.
Thực tế cho thấy, trung tâm thương mại đang là mô hình bán lẻ được đông đảo khách thuê quan tâm, đặc biệt với những mặt bằng chất lượng cao, đầy đủ pháp lý và đảm bảo quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Điều quan trọng là các trung tâm thương mại đó phải được tổ chức một cách bài bản, từ chiến lược quảng cáo đến phân khu khách thuê và chiến lược quản lý, bởi đây là những yếu tố quan trọng trong việc vận hành và duy trì trung tâm thương mại.
Theo bà Nguyệt Minh, mấu chốt cho thành công của các trung tâm thương mại nằm ở việc kết hợp các phân khúc khách thuê, các nhãn hàng bán mua sắm và giải trí, cũng như các dịch vụ ăn uống. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm nơi mua sắm, mà còn muốn trải nghiệm tổng hợp với các hoạt động giải trí và ẩm thực. Điều này được thể hiện rõ nét ở các trung tâm thương mại như Lotte Mall, Vincom, nơi cung cấp đa dạng dịch vụ từ đại siêu thị, rạp chiếu phim, khu vực ăn uống, đến các cửa hàng thời trang trên các tầng khác nhau.
Các nhà đầu tư cho biết, thị trường bán lẻ trong thời gian tới sẽ được định hình bởi những yếu tố như tăng chi tiêu cho dịch vụ, hướng tới các cửa hàng có tính bền vững và thân thiện với môi trường, cùng với việc tập trung cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Trong tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành ẩm thực và dịch vụ (F&B). Các nhà bán lẻ giải trí như rạp chiếu phim và khu vui chơi cũng sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng.
Hình thức kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến thông qua chiến lược bán lẻ đa kênh cũng đang trở nên phổ biến, mang đến trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi. Các nhà bán lẻ tạo ra không gian mua sắm độc đáo và trải nghiệm mới, biến bán lẻ thành điểm đến trải nghiệm đầy sáng tạo và hấp dẫn. Điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Trong năm 2024, nguồn cung bán lẻ vẫn còn hạn chế, các chủ đầu tư uy tín đang nắm giữ phần lớn nguồn cung chất lượng cao, đặc biệt tại các khu vực trung tâm thành phố. Điều này buộc các nhà bán lẻ phải xây dựng mối quan hệ tốt và sẵn sàng trả giá thuê cao hơn để tiếp cận những vị trí đắc địa.
Mặt khác, số lượng chủ đầu tư uy tín cung cấp dự án chất lượng cao ở các khu vực ngoại ô thành phố tăng lên, tạo cơ hội cho nhà bán lẻ có thêm lựa chọn về vị trí và khả năng chi trả. Điều này thúc đẩy sự xuất hiện của cửa hàng mới ở các địa điểm ngoài trung tâm, như Foot Locker, Karl Lagerfeld hay Dyptique tại Lotte Mall West Lake Hà Nội. Hay Muji & Uniqlo, sau khi thành công tại các địa điểm trước đó, đã mở rộng ra nhiều khu vực ngoài trung tâm.
Ấn phẩm “Phát triển thị trường Bán lẻ tại Việt Nam - Retail Wise” của Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung bán lẻ dự kiến tăng thêm 247.601 m2 từ nay đến năm 2025. Song, thách thức về nguồn cung hạn chế ở các khu vực trung tâm thành phố vẫn tồn tại, với chỉ 0,4% nguồn cung tương lai nằm ở khu vực trung tâm, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải tiếp tục tìm kiếm giải pháp sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn vị trí và mô hình kinh doanh.
-
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương -
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 4,25% -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết