Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 21 tháng 02 năm 2025,
Tiêu điểm ngân hàng tuần qua:
Tín dụng tăng dựa vào bất động sản và đầu tư công; Cần ưu đãi tín dụng cho nhà ở xã hội
T.L - 16/02/2025 08:19
 
Tăng trưởng tín dụng trông chờ vào bất động sản và đầu tư công, ngân hàng tiếp tục đua phát hành trái phiếu, cấp bách cơ chế ưu đãi cho nhà ở xã hội, luật hóa Nghị quyết 42... là tiêu điểm ngân hàng tuần qua.

Bơm vốn cho tăng trưởng, ngân hàng sẽ dồn dập huy động trái phiếu năm 2025

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2025, các ngân hàng sẽ tiếp tục ráo riết phát hành trái phiếu để huy động vốn trong khi doanh nghiệp bất động sản đối mặt với áp lực đáo hạn.

Năm nay, để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao là 16%. Có thể thấy với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao thì nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2025 sẽ tiếp tục tăng lên.

Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng,  năm 2025 nhóm Ngân hàng sẽ vẫn tích cực phát hành TPDN riêng lẻ để gia tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn qua đó giúp hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phục hồi trong năm 2025.

Ngược lại, nhóm doanh nghiệp bất động sản (BĐS) lại phải đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu rất lớn. Theo ước tính của VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 là khoảng 203.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với cùng kỳ (số liệu đã loại trừ các TPDN được mua lại trước hạn và các TPDN được gia hạn kỳ hạn theo công bố đến hết ngày 24/01/25). Trong đó có hơn 62.000 tỷ đồng là giá trị các trái phiếu đã được gia hạn thêm kỳ hạn sẽ đến hạn, chiếm 30,6% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025.

Áp lực TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng  giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.

Nhóm BĐS sẽ là nhóm có giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn lớn nhất năm 2025 với tổng giá trị đáo hạn là hơn 130 nghìn tỷ đồng, chiếm 64% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025. 43,4% trong số này tương đương 56 nghìn tỷ đồng là giá trị các TPDN riêng lẻ đã gia hạn kỳ hạn sẽ đến hạn.

Đứng thứ hai là nhóm tài chính - Ngân hàng với tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn là hơn 33 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng giá trị đáo hạn năm 2025. Nếu so với giá trị đáo hạn trong năm 2024, giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của nhóm BĐS tăng mạnh với mức tăng 113%.

Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng, việc tháo gỡ pháp lý cho các Dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp BĐS sẽ vẫn còn tiếp diễn. Do đó, chúng tôi cho rằng áp lực đối với dòng tiền và vấn đề TPDN đáo hạn sẽ vẫn là thách thức lớn đối với nhóm doanh nghiệp BĐS trong năm 2025.

Theo chuyên gia phân tích VNDirect, sau những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường của các cơ quan quản lý, thị trường TPDN đã chứng kiến sự phục hồi dần trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều thách thức để thị trường có thể bứt phá trong năm 2025.

Thách thức đầu tiên có thể thấy đó là niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường TPDN vẫn còn yếu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều trường hợp sai phạm xảy ra trên thị trường TPDN trong thời gian qua, tuy nhiên rủi ro TPDN riêng lẻ trễ hạn thanh toán vẫn còn đáng kể đặc biệt là ở nhóm BĐS. Vì vậy sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục củng cố niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.

Thứ 2 việc tiếp tục thắt chặt hơn các điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân có thể sẽ làm hạn chế lượng TPDN riêng lẻ được phát hành trong thời gian tới.

Cụ thể, theo những quy định mới trong luật chứng khoán sửa đổi (Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi) yêu cầu Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân chỉ được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng đối với TPDN riêng lẻ thuộc một trong hai trường hợp: Một là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có tài sản bảo đảm đối với trái phiếu đó; Hai là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng đối với trái phiếu đó.  

Như vậy so với quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp thì quy định hiện hành có sự thắt chặt hơn.

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2025, các ngân hàng sẽ tiếp tục ráo riết phát hành trái phiếu để huy động vốn trong khi doanh nghiệp bất động sản đối mặt với áp lực đáo hạn.

 Năm nay, để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao là 16%. Có thể thấy với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao thì nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2025 sẽ tiếp tục tăng lên.

Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng,  năm 2025 nhóm Ngân hàng sẽ vẫn tích cực phát hành TPDN riêng lẻ để gia tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn qua đó giúp hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phục hồi trong năm 2025.

Ngược lại, nhóm doanh nghiệp bất động sản (BĐS) lại phải đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu rất lớn. Theo ước tính của VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 là khoảng 203.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với cùng kỳ (số liệu đã loại trừ các TPDN được mua lại trước hạn và các TPDN được gia hạn kỳ hạn theo công bố đến hết ngày 24/01/25). Trong đó có hơn 62.000 tỷ đồng là giá trị các trái phiếu đã được gia hạn thêm kỳ hạn sẽ đến hạn, chiếm 30,6% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025.

Áp lực TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng  giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.

Nhóm BĐS sẽ là nhóm có giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn lớn nhất năm 2025 với tổng giá trị đáo hạn là hơn 130 nghìn tỷ đồng, chiếm 64% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025. 43,4% trong số này tương đương 56 nghìn tỷ đồng là giá trị các TPDN riêng lẻ đã gia hạn kỳ hạn sẽ đến hạn.

Đứng thứ hai là nhóm tài chính - Ngân hàng với tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn là hơn 33 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng giá trị đáo hạn năm 2025. Nếu so với giá trị đáo hạn trong năm 2024, giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của nhóm BĐS tăng mạnh với mức tăng 113%.

Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng, việc tháo gỡ pháp lý cho các Dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp BĐS sẽ vẫn còn tiếp diễn. Do đó, chúng tôi cho rằng áp lực đối với dòng tiền và vấn đề TPDN đáo hạn sẽ vẫn là thách thức lớn đối với nhóm doanh nghiệp BĐS trong năm 2025.

Theo chuyên gia phân tích VNDirect, sau những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường của các cơ quan quản lý, thị trường TPDN đã chứng kiến sự phục hồi dần trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều thách thức để thị trường có thể bứt phá trong năm 2025.

Thách thức đầu tiên có thể thấy đó là niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường TPDN vẫn còn yếu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều trường hợp sai phạm xảy ra trên thị trường TPDN trong thời gian qua, tuy nhiên rủi ro TPDN riêng lẻ trễ hạn thanh toán vẫn còn đáng kể đặc biệt là ở nhóm BĐS. Vì vậy sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục củng cố niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.

Thứ 2 việc tiếp tục thắt chặt hơn các điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân có thể sẽ làm hạn chế lượng TPDN riêng lẻ được phát hành trong thời gian tới.

Cụ thể, theo những quy định mới trong luật chứng khoán sửa đổi (Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi) yêu cầu Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân chỉ được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng đối với TPDN riêng lẻ thuộc một trong hai trường hợp: Một là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có tài sản bảo đảm đối với trái phiếu đó; Hai là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng đối với trái phiếu đó.  

Như vậy so với quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp thì quy định hiện hành có sự thắt chặt hơn.

Phát triển nhà ở xã hội: Cấp bách cần cơ chế ưu đãi tín dụng mới

Từ thực tiễn giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng mới đạt hơn 1% sau gần 2 năm, các chuyên gia cho rằng, cần cơ chế tín dụng ưu đãi mới để phát triển nhà ở xã hội.

Nguồn cung nhà ở xã hội đang có nhiều đột phá sau nhiều năm đứng im. Ngay sau Tết Nguyên đán, một loạt tỉnh, thành phố đã công bố phê duyệt danh sách Dự án nhà ở xã hội mới. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2024, cả nước đã hoàn thành 108 dự án nhà ở xã hội, với tổng số 47.532 căn. Năm 2025, dự kiến cả nước có thêm 135 dự án nhà ở xã hội, với hơn 100.000 căn.

Tuy nhiên, vốn cho các dự án nhà ở xã hội và chính sách thu hút người dân thuê, mua nhà ở xã hội vẫn là câu hỏi cần tìm lời giải đáp. Vốn đầu tư nhà ở xã hội sẽ là một trong những nội dung chính của Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản dự kiến diễn ra tuần này.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, vốn là  yếu tố quyết định sự thành công của nhà ở xã hội. Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng (hiện là 145.000 tỷ đồng) mới đạt hơn 1% trong vòng 2 năm qua cho thấy, cách tận dụng nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng thương mại để phát triển nhà ở xã hội là không hiệu quả. Nói cách khác, phát triển nhà ở xã hội phải lấy từ nguồn ngân sách, thay vì từ nguồn lực của ngân hàng thương mại như hiện nay.

Được biết, Bộ Xây dựng đang dự thảo nghị quyết về nguồn vốn tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội từ phát hành trái phiếu chính phủ (giải ngân từ nay đến năm 2030, mỗi năm 16.500 - 17.500 tỷ đồng). Lãi suất bằng mức cho vay với hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Thời hạn vay tối đa 25 năm. 

Theo ước tính, vốn để thực hiện Đề án Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ trong giai đoạn 2021-2030 lên tới 500.000 tỷ đồng. Như vậy, ngoài 100.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi nói trên, doanh nghiệp bất động sản cần phải tiếp cận thêm nguồn tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, ngoài gói tín dụng ưu đãi từ ngân sách, các ngân hàng cũng sẽ có thêm cơ chế tín dụng thương mại phù hợp hơn để phát triển nhà ở xã hội. Làm việc với ngành ngân hàng sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho cả người xây dựng, phát triển nhà ở xã hội và người mua nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, cơ chế chính sách ưu đãi tín dụng với doanh nghiệp và người mua nhà ở xã hội hiện nay chưa hấp dẫn khiến cả người dân lẫn doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội.

Theo quy định hiện hành, người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay với hộ nghèo hiện tại là 6,6%. Mức lãi vay này, theo HoREA, là quá cao. Do đó, HoREA đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi với hội nghèo chỉ nên áp dụng ở mức 4,7%/năm.

Với lãi vay thương mại, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý (khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó) trong thời hạn 10-15 năm. Chính sách này, theo ông Châu, sẽ tạo “cú huých”, khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

Ngoài ra, theo lãnh đạo BIDV, Agribank, hiện nay, điều kiện để mua nhà ở xã hội rất khắt khe, nên nhiều người lao động khó đáp ứng, ngân hàng khó tìm đối tượng cho vay, trong khi chủ đầu tư cũng thiếu mặn mà vì thiếu đầu ra. Do đó, các ngân hàng cho rằng, nên có cơ chế vay ưu đãi với cả nhà giá rẻ, chứ không chỉ nhà ở xã hội.

Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, hiện ngân hàng này cho vay ưu đãi cả các dự án nhà ở phân khúc bình dân, chứ không chỉ nhà ở xã hội và các dự án này đều bán rất tốt trên thị trường.  

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, ngoài tín dụng chính sách với nhà ở xã hội, cần có chính sách phát triển các dự án nhà ở giá rẻ. Các dự án này không khống chế giá, tỷ suất lợi nhuận, không bắt doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đối tượng mua nhà, không hạn chế chuyển nhượng… như nhà ở xã hội. 

Riêng với nhà ở xã hội, ngoài “gỡ” vấn đề vốn và lãi suất, cũng như đối tượng tham gia, các chuyên gia cho rằng, cần phải gỡ thêm các điểm nghẽn khác, đặc biệt là vấn đề tỷ suất lợi nhuận, thuế, quỹ đất và thủ tục.

Đo lường áp lực tỷ giá trong nửa đầu năm 2025

Diễn biến tỷ giá trong năm 2025 được nhận định còn khá phức tạp do tác động từ các chính sách phi truyền thống của Tổng thống Mỹ Donald Trump và bộ đệm dự trữ ngoại hối mỏng trong nước.

Lần đầu tiên sau 4 tháng, USD đã giảm vào tháng 1/2025, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngay lập tức áp thuế sau nhậm chức vào ngày 20/1. Trước đó, thị trường đẩy mạnh mua vào USD với kỳ vọng ông Trump sẽ thực hiện ngay các biện pháp thuế đối với các đối tác thương mại quan trọng như Canada, Mexico và Trung Quốc.

Sau đó, giá USD thế giới đã tăng trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 108,19 điểm, tăng 0,26 điểm trong phiên tối 9/2. Đồng bạc xanh liên tục đứng ở mức cao vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.

Sự bình ổn ngắn ngủi trên thị trường tài chính đã nhanh chóng bị phá vỡ khi ông Trump ký phê duyệt đợt thuế quan đầu tiên trong nhiệm kỳ mới vào ngày 1/2, áp dụng với Mexico, Canada và Trung Quốc, trước khi đồng ý hoãn thuế đối với Mexico và Canada thêm một tháng.

Việc Tổng thống Trump không áp dụng thuế ngay đối với Trung Quốc khiến USD/VND rút khỏi mức cao kỷ lục gần 25.500 VND/USD, giảm xuống khoảng 25.100 VND/USD trong suốt tháng 1/2025. Tuy nhiên, sự bình ổn này nhanh chóng bị phá vỡ sau khi ông Trump công bố thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc vào đầu tháng 2, khiến tỷ giá VND/USD tăng trở lại lên khoảng 25.300 VND/USD.

Với lập trường thận trọng hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc cắt giảm lãi suất trong năm 2025, cùng với những bất ổn từ thuế quan và Trung Quốc, VND/USD cũng được dự báo có khả năng duy trì xu hướng tăng.

Tỷ giá VND/USD được dự báo tiếp tục được neo ở mức cao trong bối cảnh rủi ro toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo giới phân tích, ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, với mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Các chuyên gia của VCBS dự báo, tỷ giá VND/USD sẽ biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất huy động ổn định đi ngang và lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp. Chỉ số sức mạnh USD (Dxy) có thể duy trì ở ngưỡng cao và kéo dài hơn dự kiến. Xu hướng chính của các ngân hàng trung ương trên thế giới là hạ lãi suất và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường lao động và khu vực dịch vụ của Mỹ vẫn khá khả quan, do đó nhiều khả năng Fed sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất hơn so với kỳ vọng, kéo theo sức mạnh USD cao hơn so với các đồng tiền khác. Các xung đột địa chính trị kéo theo nhu cầu đầu tư vào các tài sản trú ẩn an toàn và USD có thể là tài sản được ưu tiên lựa chọn.

Ở góc nhìn lạc quan hơn, VCBS nhận định, thị trường ngoại hối trong năm 2025 có thể ghi nhận những yếu tố tích cực nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền đầu tư vào những quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó có Việt Nam.

Với sự không chắc chắn về chu kỳ điều chỉnh lãi suất chính sách của Fed và căng thẳng địa chính trị/thương mại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, UOB kỳ vọng, NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách trong thời điểm hiện tại, với lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,50%. Lý do là thị trường đã điều chỉnh dự báo với ít đợt cắt giảm lãi suất của Fed hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0, có nghĩa là sức mạnh của USD tiếp tục được hỗ trợ, tăng giá.

Với những bất lợi bên ngoài khó có thể biến mất trong thời gian ngắn, VND có khă năng sẽ tiếp tục giảm so với USD. UOB dự báo, tỷ giá VND/USD ở mức 25.600 VND/USD trong quý I/2025, 25.800 VND/USD quý II/2025, 26.000 VND/USD quý III/2025 và 25.800 VND/USD quý VI/2025.

HSBC cũng cho rằng, tỷ giá tiếp tục biến động khó lường, không thể đưa ra kịch bản rõ nét trong thời gian tới. Để đạt các mục tiêu tăng trưởng, NHNN sẽ duy trì lãi suất điều hành ở mức 4,5%.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng mới đây cho hay, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường, trong trường hợp tỷ giá có biến động quá lớn, sẽ kịp thời can thiệp bán ngoại tệ. Với lãi suất, NHNN sẽ cân nhắc bởi nếu giảm lãi suất quá sâu, sẽ tác động làm tăng tỷ giá, ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng đòi quyền chủ nợ, Quốc hội sẽ bàn tiếp về luật hóa Nghị quyết 42

Theo phản ánh của các ngân hàng, từ năm 2024 đến nay, việc thu giữ tài sản đảm bảo và xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn do một số quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 không được luật hóa vào Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ và các ngân hàng thương mại diễn ra hôm qua (11/2), ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho hay, ngân hàng mong muốn hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu sẽ được hoàn thiện. Hiện việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu tiếp tục gặp khó khăn vướng mắc, khi Nghị quyết 42 chưa được luật hoá, gây rủi ro rất lớn cho ngành ngân hàng.

Chủ tịch VIB cho hay, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi quyền hợp pháp của chủ nợ được đảm bảo. Khi đó, các tổ chức tín dụng sẽ mạnh dạn cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với lãi suất phù hợp hơn, đồng nghĩa với việc chi phí tín dụng của người vay sẽ được tiết giảm, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt và của nền kinh tế. Đồng thời, khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao hơn.

Đại diện nhóm big 4, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cũng cho biết, thời gian qua, mặc dù Agribank đã triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, tuy nhiên, nợ xấu vẫn có xu hướng phát sinh tăng trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành, đặc biệt do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do đó, Agribank đề nghị Chính phủ, Quốc hội và các cấp có thẩm quyền có cơ chế, quy định phù hợp về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hỗ trợ các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu.

Trước đó, trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cũng cho hay, từ khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực và nhiều quy định không được luật hóa vào Luật Các tổ chức tín dụng 2024, công tác thu hồi nợ gặp khó khăn khi nhiều khách hàng thiếu hợp tác.

“Các tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản đảm bảo nên nhiều khách hàng cố tình chống đối không trả nợ, không bàn giao tài sản đảm bảo… ảnh hưởng đến quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.

Không chỉ lãnh đạo các ngân hàng thương mại, mà Hiệp hội Ngân hàng cũng nhiều lần đề xuất Chính phủ tiếp tục luật hóa các quy định của Nghị quyết 42, rà soát sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2015 để bảo vệ quyền chủ nợ.

Trước kiến nghị của các ngân hàng, tại buổi làm việc diễn ra ngày 11/2/2025, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẩn trương xây dựng hồ sơ, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới để luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng lãi, lỗ ra sao trong kinh doanh ngoại hối

Trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh trong năm 2024, mảng kinh doanh ngoại hối đã đóng góp một phần vào tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) của các ngân hàng.

BIDV giữ vị trí quán quân về thu nhập từ kinh doanh ngoại hối năm qua khi đem về 5.360 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 14% so với năm 2023, duy trì dẫn đầu trong bảng xếp hạng ở mảng này. Nhưng riêng trong quý IV/2024, hoạt động kinh doanh ngoại hối là mảng duy nhất của BIDV có lợi nhuận sụt giảm với 8,3%, chỉ ghi nhận 1.438 tỷ đồng quý này.

Kế đến là Vietcombank và VietinBank. Mặc dù, Vietcombank lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 7% trong năm qua, nhưng vẫn đạt 5.292 tỷ đồng. Trong khi đó, VietinBank báo cáo khoản lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cả năm 2024 là 4.190 tỷ đồng, chỉ giảm 1% so với năm 2023. Vietcombank và Vietinbank là hai nhà băng trong nhóm Big 4 ghi nhận sụt giảm chỉ tiêu này. Trước đó, trong quý II/2024, Vietinbank vươn lên vị trí thứ hai, sau BIDV và đứng trước Vietcombank.

Trong nhóm ngân hàng cổ phần, MB tiếp tục vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng khi mang về 2.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, đạt mức tăng trưởng 65%, thứ hạng không thay đổi so với thời điểm cuối quý III/2024.  Kế đến là ACB mảng kinh doanh ngoại hối cũng cải thiện đáng kể, với lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.171 tỷ đồng trong năm 2025, tăng 5% so cùng kỳ. Sacombank, MSB, HDBank, VPBank và Eximbank thu thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt lần lượt 1.107 tỷ đồng ( ăng 1% so năm cùng kỳ), 1.056 tỷ đồng (giảm 1% so cùng kỳ), đạt 844 tỷ đồng, tăng 49% so với năm cùng kỳ. Đồng thời, VPBank cũng ghi nhận kết quả tích cực khi đem về 827 tỷ đồng từ ngoại hối trong năm 2024 (năm 2023, nhà băng này lỗ 806 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối). Eximbank bất ngờ vươn với lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 39%, ghi nhận 674 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, Techcombank tiếp tục là ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cao nhất ngành trong năm qua, với mức tăng 203% so với cùng kỳ khi mang về 593 tỷ đồng. Nhưng riêng  quý IV/2024, Techcombank báo lỗ 424 tỷ đồng trong mảng kinh doanh này. Tương tự, BVBank cũng là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ba chữ số, với mức tăng 109% từ mảng kinh doanh ngoại hối khi đem về khoản lãi 46 tỷ đồng năm qua.

Còn ở chiều ngược lại, cũng có 14 nhà băng báo lãi giảm và hai nhà băng VietABank và Bac A Bank, Saigonbank, PGBank, Nam A Bank, Kienlongbank ghi nhận lỗ từ mảng kinh doanh này. Cụ thể, báo cáo tài chính của VietABank cho thấy, mảng kinh doanh ngoại hối trong năm qua lỗ 1 tỷ đồng; Bac A Bank lỗ 68 tỷ đồng; Saigonbank giảm 44% chỉ ghi nhận lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối 19 tỷ đồng trong năm qua; PGBank giảm 98% chỉ ghi nhận 0,3 tỷ đồng; Nam A Bank giảm 80%, chỉ ghi nhận kinh doanh lãi thuần từ ngoại hối 3 tỷ đồng năm qua. TPBank cũng giảm đến 59% lãi thuần từ hoạt động mảng này trong 2024, nhưng vẫn ghi nhận được 319 tỷ đồng. Tương tự, SHB kinh doanh ngoại hối giảm đến 70% năm 2024 nên nhà băng này chỉ ghi nhận 86 tỷ đồng lãi thuần ở mảng này.

Theo thống kê, có 11/27 ngân hàng báo cáo tổng lãi thuần ngoại hối tăng trong năm 2024. Tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính là 25.668 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại hối được nhiều ngân hàng báo lỗ trong quý cuối cùng của năm qua. Giới phân tích tài chính cho rằng, sở dĩ ngân hàng thất thu từ mảng kinh doanh này trong quý IV/2024 là do tỷ giá ở thời điểm đó không còn biến động mạnh như nửa đầu năm qua và xu hướng giảm dần. Do đó, lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng giảm so với đầu năm qua.

Bước sang năm 2025, các nhận định, diễn biến tỷ giá tsẽ còn khá phức tạp, tương tự như đã xảy ra trong năm 2024 do những tác động từ các chính sách phi truyền thống của Tổng thống Donald Trump và bộ đệm dự trữ ngoại hối mỏng trong nước. UOB đánh giá triển vọng USD/VND trước những bất định. VND đã có một khoảng thời gian tạm lắng trong tháng 1/2025 khi Tổng thống Trump không áp dụng thuế ngay từ ngày đầu tiên đối với Trung Quốc. Điều này đã khiến USD/VND rút khỏi mức cao kỷ lục gần 25.500, giảm xuống khoảng 25.100 trong suốt tháng 1/2025.

Tuy nhiên, sự bình ổn này nhanh chóng bị phá vỡ sau khi Trump công bố thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc vào đầu tháng 2, khiến USD/VND tăng trở lại lên khoảng 25.300. Với lập trường thận trọng hơn của Fed về việc cắt giảm lãi suất trong năm 2025, cùng với những bất ổn từ thuế quan và Trung Quốc, USD/VND cũng được dự báo có khả năng duy trì xu hướng tăng. USD/VND được nhận định và dự báo, nhiều khả năng sẽ tiếp tục được neo ở mức cao trong bối cảnh rủi ro toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. UOB dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 25.600 trong quý I/2025, 25.800 quý II/2025, 26.000 quý III/2025 và 25.800 quý VI/2025. HSBC cũng cho rằng,  tỷ giá vẫn tiếp tục biến động khó lường, không thể đưa ra kịch bản rõ nét trong thời gian tới. 

Ở góc nhìn lạc quan hơn, VCBS nhận định, thị trường ngoại hối trong năm 2025 có thể ghi nhận những yếu tố tích cực nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền đầu tư vào những quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia VCBS dự báo tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang và lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp.  

Tín dụng kỳ vọng vào bất động sản và đại dự án đầu tư công

Để GDP tăng trưởng 10%, tín dụng ngân hàng phải tăng 18-20%. Ngân hàng làm sao để huy động đủ vốn và rót vốn vào đâu để đạt mục tiêu tăng trưởng này là câu hỏi đang được đặt ra.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP. Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP lên đến 10%, thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18 - 20%, tức năm nay ngành ngân hàng sẽ phải bơm thêm ra nền kinh tế 2,8-3,1 triệu tỷ đồng.

Theo các chuyên gia kinh tế, còn quá sớm để khẳng định GDP năm nay có tăng trưởng được 10%, hay tín dụng năm nay có thể tăng trưởng được 20% hay không. Tuy nhiên, dù tăng trưởng ở mức nào, thì bất động sản và hạ tầng đều được coi là động lực tăng trưởng tín dụng năm nay. Ngoài ra, tín dụng xuất khẩu - đặc biệt là xuất khẩu nông sản - cũng được kỳ vọng tiếp tục duy trì được tốc độ, ngay cả khi thương chiến xảy ra.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, để “đẩy” tín dụng, năm nay, các ngân hàng tập trung cho vay các Dự án hạ tầng và cho vay bất động sản, đặc biệt là bất động sản ăn theo trục giao thông công cộng, các nhà ga, đô thị nhỏ… vệ tinh của các đại dự án. “Ngân hàng cần mở rộng tín dụng hướng vào các loại bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực, bất động phát triển các nhà ga, các đô thị nhỏ gắn liền với các nhà ga, đường sắt...”, ông Nghĩa khuyến nghị.

Không trả lời trực tiếp về khả năng tăng trưởng tín dụng 18-20% năm nay, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế năm 2025. Đầu tư công được triển khai hiệu quả sẽ kích thích sản xuất của khu vực tư nhân và của toàn nền kinh tế, kéo theo nhu cầu tín dụng tăng lên.

“Ngân hàng chỉ có thể đẩy mạnh cho vay nếu cầu tín dụng tăng trưởng. Năm 2024, ngành ngân hàng vẫn trong cảnh “đỏ mắt” tìm khách hàng. Hy vọng, năm 2025, nếu nền kinh tế tăng trưởng, thì cầu vốn tăng lên. Khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% không còn là áp lực, mà sẽ là cơ hội cho các ngân hàng”, ông Hùng cho biết.

Để hỗ trợ tăng trưởng GDP, năm nay, NHNN tiếp tục đổi mới cơ chế cấp room tín dụng. Nhờ được cấp room tín dụng sớm, nhiều ngân hàng đã xây dựng kế hoạch tăng tốc tín dụng từ đầu năm.

Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank cho hay, năm 2025, Agribank có thể tăng trưởng tín dụng 13%, tức có thể bơm thêm 230.000 tỷ đồng ra nền kinh tế. Để phục vụ mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Agribank đã triển khai hàng loạt gói tín dụng ưu đãi tới khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Dù vậy, theo ông Hùng, để GDP và tín dụng tăng trưởng, ngoài giải ngân mạnh mẽ “vốn mồi” đầu tư công, thì cần các giải pháp mạnh mẽ hơn trong cải cách thể chế, đặc biệt là trong tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản và cho các dự án đầu tư.

Nhu cầu vốn để phục vụ tăng trưởng GDP trong năm nay là rất lớn, làm thế nào để huy động đủ vốn trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung, dài hạn như chứng khoán, trái phiếu đang khó khăn là vấn đề đặt ra. Từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục èo uột. Trong khi đó, phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, tính tới ngày 24/1/2025, toàn bộ đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 1/2025 đều thuộc về lĩnh vực tài chính (95% thuộc về lĩnh vực ngân hàng, còn lại là chứng khoán), không có đợt phát hành nào của doanh nghiệp bất động sản hay doanh nghiệp sản xuất khác.

Nói cách khác, cầu vốn của nền kinh tế vẫn đang dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Theo các chuyên gia, điều này sẽ làm tăng rủi ro cho nền kinh tế.

Bắt đầu từ năm nay, một loạt dự án đầu tư công lớn được triển khai sẽ là kênh bơm “vốn mồi” quan trọng cho nền kinh tế. Song kênh bơm vốn này cũng cần sự tiếp sức của hệ thống ngân hàng.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, dự kiến từ cuối năm 2025, hàng loạt đại dự án quan trọng được triển khai. Từ năm 2026, mỗi năm dự kiến có ít nhất 8 - 10 tỷ USD được rót vào nền kinh tế. Để huy động đủ vốn cho các đại dự án này, ngoài ngân sách, cần có sự tham gia của các ngân hàng.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò người mua trái phiếu chính phủ khi Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư. Khi các ngân hàng mua trái phiếu này, khoản tiền đó cũng được tính vào tăng trưởng tín dụng.   

Theo PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP.HCM), mục tiêu tăng trưởng tín dụng hai con số kéo theo tín dụng tăng 18-20% năm nay là rất thách thức. Nếu bơm lượng tiền lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng, tỷ giá và lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Nói cách khác, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ năm nay không còn nhiều.

Theo chuyên gia này, trong giai đoạn hiện nay, chính sách tiền tệ nên ưu tiên ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Việc nới lỏng tiền tệ chỉ nên thực hiện khi thị trường thuận lợi (như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed giảm mạnh lãi suất, USD giảm giá…).

Thủ tướng: Luật hóa Nghị quyết 42, sửa quy định cho big 4 tăng vốn, có gói tín dụng nhà ở xã hội cho người trẻ

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẩn trương xây dựng hồ sơ, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới để luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu.

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Các đại biểu thảo luận, đề xuất các giải pháp trọng tâm, đột phá để ngành ngân hàng tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 và thời gian tới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cho biết, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế đạt mức 8% trở lên trong năm 2025, Agribank đã sớm triển khai, xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025. Theo đó, ngân hàng tiếp tục cung cấp đầy đủ các sản phẩm tín dụng tới tất cả đối tượng khách hàng với mục tiêu dư nợ tăng thêm trong năm 2025 khoảng 200.000 tỷ đồng (tương đương mức tăng trưởng 13%). 

Ngoài tập trung vào lĩnh vực tam nông (chiếm khoảng 65%/tổng dư nợ), Agribank sẽ tập trung đầu tư vào các Dự án trọng điểm (đầu tư phát triển hạ tầng: Sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt,...; các dự án năng lượng tái tạo;...); các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, cho vay nhà ở xã hội...

Đồng thời, ngân hàng cũng cam kết iếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, hợp lý, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời chủ động tiết giảm chi phí hoạt động tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, tạo động lực để tăng trưởng kinh tế; tập trung ban hành các sản phẩm, chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất (Agribank đã triển khai sớm 9 chương trình tín dụng quy mô trên 350.000 tỷ với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1-2% so với lãi suất thông thường để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả).   

Về phía ngân hàng thương mại cổ phần, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank cho biết, sau cuộc gặp Tổng thống Donald Trump, hiện nay HDBank và các đối tác đang phối hợp thực hiện các hợp đồng 48 tỷ USD với các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và đang thương lượng tăng lên 64 tỷ USD, tạo ra 500.000 việc làm.

 

Trong khi đó, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch TP Bank cho biết, với mong muốn góp phần để đất nước có 3.000 km cao tốc trong năm nay, ngân hàng đã tham gia nhiều dự án như cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Gần đây, TP Bank đã ký ngay hợp đồng tín dụng 2.400 tỷ đồng cho dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và sẽ giải ngân ngay trong tuần này. Ông Phú cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025 của NHNN hoàn toàn khả thi.

Năm nay, Chính phủ sẽ triển khai thực hiện nhiều dự án lớn. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh cho biết, tới đây, ngành giao thông rất cần sự đồng hành của ngân hàng với tổng mức đầu tư cho 5 loại hình giao thông cần khoảng 6,27 triệu tỷ đồng từ nay tới năm 2035.

Thủ tướng đánh giá cao thành tựu của ngành ngân hàng năm 2024 trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát bội chi, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn; chia sẻ với người dân và doanh nghiệp, giảm bớt lợi nhuận của mình để giảm lãi suất cho vay; tham gia chuyển giao bắt buộc một số ngân hàng; kiểm soát nợ xấu tốt hơn so với các năm trước; tham gia các dự án BOT, các dự án lớn của Chính phủ và doanh nghiệp.

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung vào 8 nhiệm vụ cụ thể.

Thứ nhất, tiết giảm chi phí, tổ chức lại hoạt động hiệu quả hơn và đặc biệt là hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhân dân.

Thứ hai, tập trung tín dụng, góp phần làm mới 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Theo đó, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; có các gói tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho các ngành mũi nhọn giải quyết nhiều công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tín dụng ưu đãi cho các ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; tín dụng cho các Dự án BOT, hợp tác công tư; tín dụng tháo gỡ khó khăn các Dự án bất động sản

Thứ ba, NHNN và các ngân hàng thương mại phải tiên phong trong chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu, triển khai Đề án 06; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; có biện pháp thí điểm triển khai và quản lý ngân hàng ảo.

Thứ tư, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, phiền hà, sách nhiễu, những biểu hiện tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động ngân hàng, giảm nợ xấu, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Thứ năm, thực hiện quản trị thông minh, xây dựng ngân hàng thông minh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của những người làm ngân hàng vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước, góp phần chia sẻ những khó khăn với người dân, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hợp tác, chia sẻ và học tập kinh nghiệm quốc tế.

Thứ sáu, các ngân hàng tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa trong triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, góp ý cho việc xây dựng luật pháp, tập trung huy động nguồn lực phát triển hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Thứ bảy, NHNN, các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống, nhà ở cho những đối tượng khó khăn; tích cực góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Thứ tám, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan trong hệ thống chính trị trên tinh thần vì sự phát triển chung, hệ hống ngân hàng phát triển lành mạnh, đoàn kết, chung sức đồng lòng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan và nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng. 

Theo Thủ tướng, các ngân hàng hoạt động kinh doanh phải có lãi nhưng ngoài lợi nhuận thì phải mang lại lợi ích chung cho đất nước, bởi "nước nổi thì bèo nổi".  Thủ tướng cũng mong các ngân hàng hoạt động đúng luật, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, Thủ tướng nêu rõ, những sai phạm vừa qua liên quan đến trái phiếu có phần trách nhiệm của các ngân hàng. Việc này cần rà soát, chấn chỉnh lại đạo đức kinh doanh, phải loại bỏ phần tử xấu khỏi hệ thống ngân hàng, không thể đẩy khách hàng vào hoàn cảnh khó khăn, trục lợi từ khách hàng. 

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẩn trương xây dựng hồ sơ, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới để luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; đồng thời sửa đổi quy định liên quan tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng thương mại cổ phần. 

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Toàn Vượng cho hay, để dư nợ hàng năm tăng thêm 200.000 tỷ đồng, Agribank cần bổ sung thêm 15.000-17.000 tỷ đồng vốn tự có. Do đó, Agribank kính đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét có cơ chế riêng cho các NHTM có vốn Nhà nước, trong đó xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận thực nộp hàng năm của Agribank, tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm, bắt đầu từ năm 2025 để Agribank có điều kiện tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tập trung tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm, dự án nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp,... hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến 2 con số giai đoạn 2026-2030.

Cũng theo lãnh đạo Agribank, dù ngân hàng đã triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, tuy nhiên nợ xấu vẫn có xu hướng phát sinh tăng trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành, đặc biệt do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc thực hiện mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu xuống dưới 3% của Agribank gặp rất nhiều thách thức trong bối cảnh chỉ còn 1 năm thực hiện Phương án cơ cấu lại Agribank. Vì vậy, Agribank cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội và các cấp có thẩm quyền có cơ chế, quy định phù hợp về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hỗ trợ các TCTD có cơ sở pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu.

Lãi suất cho người trẻ vay mua căn nhà đầu tiên chỉ nên 6-7%/năm

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị lãi vay ưu đãi từ ngân sách với nhà ở xã hội chỉ nên ở mức 4,7%/năm còn lãi vay thương mại chỉ nên ở mức 6-7%/năm. 

Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền.

Về vốn, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng và ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định “lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 4,7%/năm áp dụng cho đối tượng hộ nghèo vay năm 2025 tại Ngân hàng chính sách xã hội”, để thực hiện chính sách “vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng chính sách xã hội” quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, theo đó người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với “lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ”.

Hiện tại, theo Công văn số 4524/NHCS-TDSV ngày 01/08/2024 của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức lãi suất cho vay với hộ nghèo là 6,6%/năm. Theo HoREA, mức lãi vay này là quá cao, không khuyến khích được phát triển nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị NHNN xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý (khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó) trong thời hạn 10-15 năm sẽ tạo “cú huých”, khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các Dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền và cùng với “Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030” sẽ cấu trúc lại thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

“Đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay”, Hiệp hội đánh giá.

Ngoài kiến nghị về vốn, HoREA cũng có nhiều kiến nghị về quỹ đất, thủ tục, thuế… để phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định: “3. Trường hợp phải dành quỹ đất ở đã đấu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội thì quỹ đất này được xác định theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất, quy mô dân số lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”, để có thể tăng thêm khoảng 50% số lượng căn hộ nhà ở xã hội so với dự án nhà ở thương mại trên cùng quy mô diện tích đất dự án, để sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả cho mục đích phát triển nhà ở xã hội.

Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định “Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 3% và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 6%” để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định công nhận “nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm” cũng là một loại nhà ở xã hội, là “nhà ở riêng lẻ” do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư, để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách “ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân”…

Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục tích cực triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư