
-
Vàng đảo chiều tăng trước áp lực thuế quan
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
![]() |
Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng |
Hôm nay (1/4/2025), Ngân hàng Nhà nước tổ chức Công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 và Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 12".
Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...
Tính đến ngày 20/3/2025, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt 15.926.877 tỷ đồng, tăng 1,98% so với cuối năm 2024 (tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2024; cùng kỳ năm 2024 giảm 0,2%).
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 12 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước khu vực đặt tại Đồng Nai.
Khu vực 12 thuộc vùng Đông Nam Bộ, là vùng kinh tế năng động của cả nước, có tầm ảnh hưởng lớn nhờ vào sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, dịch vụ logistics và đô thị hóa, có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, vào thu hút đầu tư nước ngoài và giải quyết việc làm. Ngoài ra, nhiều dự án lớn trong khu vực cũng tạo động lực quan trọng, thúc đẩy sự chuyển mình toàn diện cho phát triển kinh tế như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án điện khí Nhơn Trạch 3, 4; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... Đây là khu vực có rất nhiều tiềm năng để thu hút vốn huy động cũng như khả năng tăng quy mô dư nợ tín dụng trong thời gian tới.
![]() |
Ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12. |
Dư nợ tín dụng khu vực 12 tính đến cuối tháng 3/2025 ước đạt gần 1,19 triệu tỷ đồng, tăng 0,86% so với đầu năm, trong đó Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu ghi nhận tăng trưởng khá, các tỉnh còn lại có giảm nhẹ so với đầu năm. Tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục tăng trưởng ổn định, gói tín dụng lãi suất ưu đãi cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản tiếp tục giải ngân tốt, gói tín dụng ưu đãi 145.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội sau thời gian triển khai quyết liệt cũng đã bắt đầu phát sinh dư nợ cho vay. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN được triển khai hiệu quả trong thời gian qua, trực tiếp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần thúc đẩy phục hồi và đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế địa phương.

Trên địa bàn Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 có 227 chi nhánh ngân hàng cấp 1 (của 47 ngân hàng); 790 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc; 73 quỹ tín dụng nhân dân, 8 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô CEP, 2 chi nhánh và 6 văn phòng đại diện công ty tài chính

Trong năm 2024, hệ thống ngân hàng trên địa bàn khu vực đã chủ động tổ chức cũng như tham gia 21 hội nghị, buổi làm việc chính thức với khách hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn 5 tỉnh.
Kết quả, đã giải ngân cho 1.059 khách hàng, dư nợ cho vay từ chương trình đến thời điểm 31/12/2024 đạt 57.273 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,86% dư nợ tín dụng cuối năm 2024 của khu vực.
Hệ thống Ngân hàng chính sách trên địa bàn khu vực hiện đang thực hiện cấp tín dụng cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách theo 21 chương trình tín dụng. Tại thời điểm 28/2/2025, dư nợ cho vay tại hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tại khu vực đạt 25.470 tỷ đồng.
Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước tối thiểu 8% và 5 tỉnh của Khu vực từ 8%-10%; Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả nước 16% (tức là tăng 2,5 triệu tỷ đồng).
Với mức tăng trưởng chung này thì Khu vực 12 cần tăng thêm quy mô tín dụng khoảng 189.000 tỷ đồng. Đây là một thách thức cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền các địa phương.

-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank -
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số