
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() | ||
3 tháng đầu năm, nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 15,2% |
Song nhìn một cách tổng thể câu chuyện xuất siêu, hay nhập siêu, thì đây lại là một nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam.
Những năm trước, khi Việt Nam nhập siêu lớn (cả chục tỷ USD mỗi năm), thì một bài toán luôn được đặt ra là phải làm sao kiềm chế nhập siêu, với mục tiêu giữ nhập siêu ở mức bằng 16-20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kỳ vọng đặt ra là vào năm 2015, Việt Nam sẽ cân bằng xuất nhập khẩu.
Vậy nhưng năm ngoái, khi Việt Nam chính thức xuất siêu 780 triệu USD, thì lại không mấy ai mừng vui.
Giới chuyên gia kinh tế thậm chí theo dõi từng tháng số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu, để liên tục bày tỏ sự lo lắng khi xuất siêu tiếp diễn. Ở một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu như Việt Nam, thì nhập siêu thấp là một trong những tín hiệu cho thấy sự suy giảm sản xuất, sự trì trệ của nền kinh tế. Vì thế, thấy xuất siêu mà lo.
Giờ đây, nhìn nhập siêu lại mừng. Tháng 3, Việt Nam đã nhập siêu 545 triệu USD. Nửa đầu tháng 4/2015, con số này là 1,21 tỷ USD. Tính chung cả 3,5 tháng, Việt Nam hiện nhập siêu 941 triệu USD.
Tất nhiên, mừng hay lo với nhập siêu còn phải nhìn vào cả cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Họp báo về tình hình xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm, lãnh đạo Bộ Công thương đã bày tỏ sự lo lắng, khi nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có kim ngạch tăng cao đến 42,3%.
Nguyên nhân là do, trong nhóm này, nhập khẩu vàng tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngay ở cả nhóm hàng cần hạn chế, thì lượng nhập khẩu cũng tăng 9,2%. Tuy vậy, nếu trừ yếu tố nhập khẩu vàng, thì nhập khẩu nhóm này giảm 11% so với cùng kỳ, giảm chủ yếu ở mặt hàng phế liệu sắt thép và linh kiện, phụ tùng xe gắn máy.
Bù lại, 3 tháng đầu năm, nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 15,2%, chủ yếu tập trung vào nhóm nguyên liệu cho sản xuất. Trong đó, hạt điều, dầu thô, phân bón các loại, bông các loại, giấy các loại, kim loại thường... có lượng nhập khẩu tăng cao.
Số liệu thống kê cho thấy rằng, 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,7 tỷ USD nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, nhưng trong số này, nhập để kinh doanh chỉ có 264 triệu USD và nhập đầu tư hơn 13 triệu USD, phần còn lại (1,42 tỷ USD) là nhập để gia công và sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da giày cũng đạt 3,02 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ… Rõ ràng, nhờ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng, nên 3 tháng đầu năm, xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện, dệt may, da giày đều đạt kết quả tốt, với mức tương ứng 4,42 tỷ USD; 3,79 tỷ USD và 1,73 tỷ USD…
Nhập siêu quay trở lại, nếu đồng thời với việc vẫn kiểm soát tốt các nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, thì đồng nghĩa với nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất - kinh doanh đã tăng. Đó có thể coi là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế. Mặc dù vậy, khi nhập siêu tăng cao, thì cũng phải đặt ra các vấn đề liên quan đến cung ngoại hối, tỷ giá… để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Nguyên Đức
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower