-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Ca mắc mới giảm 481 người sau 24h
Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.839 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 481 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).
Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương có số lượng F0 mới trong ngày cao nhất cả nước. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+195), Bạc Liêu (+143), Hải Phòng (+122).
Những ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-227), Bà Rịa - Vũng Tàu (-195), Tiền Giang (-192).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua đã lên mức 14.487 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.382.272 ca nhiễm. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.376.930 ca, trong đó có 1.049.524 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (484.602), Bình Dương (286.459), Đồng Nai (91.490), Long An (39.094), Tây Ninh (36.873).
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, số bệnh nhân khỏi bệnh là 1.362 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.052.341 người.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.681 ca, giảm 16 người so với ngày hôm qua. Trong đó, số bệnh nhân thở ô-xy qua mặt nạ: 5.294 ca, thở oxy dòng cao HFNC: 1.267 ca, thở máy không xâm lấn: 257 ca, thở máy xâm lấn: 849 ca, ECMO: 14 ca.
Từ 17h30 ngày 9/12 đến 17h30 ngày 10/12 ghi nhận 216 ca tử vong, tăng 26 người.
Cụ thể, số lượng F0 tử vong ở TP.HCM là (71) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Tây Ninh (2), Tiền Giang (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1).
Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (33), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (12), Bạc Liêu (11), Cần Thơ (11), Đồng Tháp (8 ), Bình Thuận (7), Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (7), Long An (5), Trà Vinh (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 221 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.402 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Hà Nội số ca mắc cao kỷ lục
Từ 18h ngày 9/12 đến 18h ngày 10/12 Hà Nội ghi nhận 863 ca bệnh trong đó cộng đồng (272), khu cách ly (478), khu phong tỏa (113).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 16.822 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 6.341 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 10.481 ca.
Như vậy, liên tiếp trong 4 ngày qua (từ ngày 6 đến 10/12), số ca nhiễm mới trên địa bàn Thành phố dao động từ 600 đến hơn 800 ca/ngày. Trong đó, quận Đống Đa vẫn là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất.
Hiện nay, số lượng F0 của Thành phố đang cách ly, điều trị tại nhà ngày càng nhiều, một số xã, phường có nhiều trường hợp mắc Covid-19.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết, Sở Y tế sẵn sàng phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội và các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai phần mềm kết nối điều trị người bệnh F0 tại nhà.
Lợi ích của việc triển khai phần mềm kết nối điều trị người bệnh F0 tại nhà là sẽ hỗ trợ quản lý, phân tầng điều trị người bệnh.
Cụ thể, khi bệnh nhân phát hiện mắc Covid-19, người bệnh sẽ đăng nhập tài khoản, cập nhật đầy đủ thông tin người bệnh, lịch trình di chuyển; phần mềm sẽ sàng lọc bệnh nhân theo cập nhật tình hình sức khỏe người bệnh hằng ngày và sẽ có cảnh báo khi phát hiện bất thường về sức khỏe.
Trong phần mềm có phản hồi tin nhắn, tương tác 2 chiều giữa người bệnh và thầy thuốc. Phần mềm cũng xác nhận người bệnh, sau khi kết thúc điều trị cũng có tin nhắn thông báo cho người bệnh…
Trước đó, tháng 8/2021, Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành Tổng đài 1022, tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống Covid-19 với 6 nhánh, trong đó, nhánh 3 là nhánh kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành.
Kết nối với nhánh 3, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là người mắc Covid-19.
Thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong quản lý, điều trị Covid-19, hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (nếu có) trong việc điều phối, chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 tại TP.HCM và 10 tỉnh phía Nam.
Trong thời gian gần đây số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam gia tăng, trong đó rất nhiều F0 trong cộng đồng.
Việc gia tăng ca mắc khiến cho không ít tỉnh phải điều chỉnh cấp độ dịch và phải mở rộng cơ sở điều trị, thu dung. Đồng thời một số địa phương đã triển khai cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà.
Theo ghi nhận của Cục Y tế dự phòng, những ngày gần đây tiến độ tiêm của cả nước có xu hướng giảm, tỷ lệ sử dụng vắc-xin/số vắc-xin phân bổ của nhiều địa phương còn thấp trong khi tỷ lệ bao phủ vắc-xin cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên chưa cao (dưới 85%).
Để tăng cường công tác tiêm chủng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản trong năm 2021, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền), đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vắc-xin cao cho người từ 18 tuổi trở lên cần rà soát kĩ lại các đối tượng tiêm, tổ chức tiêm vét để tránh bỏ sót đối tượng và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương lập danh sách, xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho những người đã tiêm đủ liều cơ bản theo hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 1/12/2021 của Bộ Y tế. Những người thuộc đối tượng phải tiêm liều bổ sung thì sau khi tiêm liều bổ sung được coi là hoàn tất liều cơ bản.
Sóc Trăng nâng phòng chống dịch lên cấp độ 3
Sở Y tế Sóc Trăng vừa ban hành Quyết định số 1070/QĐ-SYT về việc công bố phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo đó, cấp tỉnh thuộc cấp 3 - nguy cơ cao (vùng cam); cấp độ huyện, thị xã, thành phố có 8/11 đơn vị thuộc "vùng cam", 2/11 đơn vị thuộc "vùng vàng" và 1 đơn vị thuộc "vùng xanh". Quyết định này được áp dụng từ 00 giờ ngày 9/12/2021.
Riêng đối với các đơn vị nếu chuyển từ cấp độ dịch thấp sang cấp độ dịch cao hơn thì thời gian áp dụng sau 48 giờ so với quyết định trên
Ngành y tế Sóc Trăng cũng đề nghị các sở, ngành và địa phương căn cứ phân loại cấp độ theo quyết định này để áp dụng các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo quy định tại quyết định số 2750/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Bác sĩ Trần Thành Tuấn - Phó Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng cho biết thêm: Hiện nay tất cả các tầng điều trị tại các cơ sở điều trị F0 đều quá tải. Do đó, điều trị F0 đủ điều kiện tại nhà là giải pháp rất kịp thời khi ca F0 đủ tiêu chuẩn điều trị tại nhà hiện tại chiếm cao. Khi thực hiện điều trị tại nhà sẽ giảm tải, giảm áp lực cho các cơ sở điều trị. Do đó, việc triển khai trạm y tế lưu động phục vụ điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà là giải pháp rất kịp thời, nhằm giảm tải, giảm áp lực cho các cơ sở điều trị, cũng như chi phí điều trị sẽ giảm, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng mong muốn của đại bộ phận người dân trên địa bàn.
Hôm qua 9/12, theo thống kê từ Bộ Y tế, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận có 789 ca F0, đứng thứ tư cả nước số người mắc F0 trong ngày và tăng hơn 200 ca so với ngày trước đó.
Tăng tốc tiêm chủng
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế hiện tại nhiều địa phương tốc độ tiêm chủng giảm, tỷ lệ sử dụng vắc-xin/số vắc-xin phân bổ của nhiều địa phương còn thấp. |
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 từ đầu tháng 3/2021, đến nay sau hơn 9 tháng triển khai đã có khoảng 128 triệu liều vắc-xin được sử dụng (cập nhật đến ngày 7/12), nhiều tỉnh thành phố đã đạt được độ bao phủ vắc-xin cao cho những đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền), đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vắc-xin cao cho người từ 18 tuổi trở lên cần rà soát kĩ lại các đối tượng tiêm, tổ chức tiêm vét để tránh bỏ sót đối tượng và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Các địa phương lập danh sách, xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho những người đã tiêm đủ liều cơ bản theo hướng dẫn.
Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng nhu cầu vắc-xin tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để kịp thời phân bổ vắc-xin.
Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng vắc-xin đã được phân bổ để chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận vắc-xin và triển khai tiêm chủng kịp thời.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị, vắc-xin được phân bổ không có nhu cầu sử dụng, các địa phương cần báo cáo ngay về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để điều phối, tránh xảy ra tình trạng thừa vắc-xin hoặc không kịp sử dụng phải huỷ bỏ gây lã
Hơn 6.000 nhà thuốc tư nhân ở TP.HCM tham gia tư vấn điều trị F0 tại nhà
Sở Y tế TP.HCM cho biết cơ quan này vừa vận động, kêu gọi khoảng 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Các nhà thuốc này phân bố khắp 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức, tọa lạc ở khu vực đông dân cư như chợ, khu công nghiệp. Với đặc điểm này, Sở Y tế TP.HCM đánh giá sự tham gia của các đơn vị này là rất cần thiết khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp.
Theo yêu cầu của ngành y tế TP.HCM, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia vào 3 nhiệm vụ.
Một là cung ứng đầy đủ và đúng theo quy định các vật dụng, thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho công tác chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc Covid-19.
Các vật dụng y tế bao gồm test nhanh kháng nguyên (theo danh mục cho phép của Bộ Y tế), máy đo nồng độ oxy máu (SpO2), dung dịch khử khuẩn, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý 0,9%, khẩu tr
Về điều trị Covid-19 tại nhà, các nhà thuốc tư nhân sẽ cung ứng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn (sử dụng theo chỉ định của bác sĩ) theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế về điều trị và chăm sóc F0 tại nhà, điều trị các bệnh lý nền.
Thứ 2, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các nhà thuốc cùng tham gia truyền thông, tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho F0. Đặc biệt, nhân viên nhà thuốc cần phát hiện F0 có triệu chứng nghi ngờ khi họ đến nhà thuốc, sau đó hướng dẫn họ xét nghiệm tầm soát.
Trường hợp có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 cần liên hệ ngay với trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc Covid-19 tại cộng đồng để được cung cấp thuốc và theo dõi.
Đặc biệt, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia làm cầu nối giữa F0 với các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc Covid-19 tại cộng đồng.
Mỗi nhà thuốc được cung cấp và cập nhật danh sách các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc Covid-19 tại cộng đồng cùng số điện thoại liên lạc của từng cơ sở y tế trên địa bàn để người dân biết và liên hệ khi cần.
Tùy theo nhu cầu thực tế tại từng địa phương, các nhà thuốc có thể được ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường, xã, thị trấn lựa chọn để cùng với trạm y tế, trạm y tế lưu động tham gia quản lý và cấp phát túi thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà.
Hà Nội chuẩn bị 12.000 giường bệnh Covid-19
Theo kế hoạch, Hà Nội đã chuẩn bị 12.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong khi đó, toàn hệ thống y tế của Thành phố đến nay mới đang điều trị gần 6.000 bệnh nhân. Do đó, các bệnh viện tại Hà Nội vẫn chưa đến mức quá tải.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở y tế tuyến đầu tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng trên toàn khu vực phía Bắc, đang có tổng cộng 510 F0. Trong đó, số bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch là 103 người.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở y tế này đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai 500 giường hồi sức tích cực và dự kiến sẽ đáp ứng sau vài tuần tới.
Ngoài ra, theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố còn 22 bệnh viện khác đang tiếp nhận và điều F0 trên địa bàn
Một số cơ sở điều trị khác gồm: Ký túc xá Phenikaa (535), Đền Lừ III (919), Thượng Thanh (786), Pháp Vân - Tứ Hiệp (1.622).
Các trạm y tế lưu động tại 22 quận, huyện cũng đang tiếp nhận các trường hợp nhiễm Covid-19.
Bình Phước: Nâng cấp độ dịch Covid-19 ở 20 xã lên mức cao nhất- màu đỏ
Ngày 9/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết, số ca mắc Covid-19 tại Bình Phước tăng cao, nhất là trong tuần này, bình quân mỗi ngày trên 650 ca. Các ca mắc tập trung ở các huyện Chơn Thành, Phú Riềng, Đồng Phú, TP.Đồng Xoài và hầu như được phát hiện qua xét nghiệm nghiệm sàng lọc trong cộng đồng.
Bình Phước hiện đang có nguy cơ dịch ở cấp độ 2, trong đó có 9 huyện có nguy cơ dịch ở cấp độ 3. Trước tình hình phức tạp, Bình Phước đã nâng cấp độ dịch COVID-19 ở 20 xã lên cấp 4- màu đỏ là cấp độ cao nhất, trong đó có nhiều xã vùng sâu, vùng xa.
Cùng ngày, Sở Y tế Bình Phước cũng ban hành kế hoạch xét nghiệm SARS-CoV-2 trong giai đoạn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", nhằm phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời các trường hợp F0 phù hợp với điều kiện.
Theo đó, đối với nhóm đối tượng nguy cơ, đảm bảo 100% các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt tại cộng đồng được xét nghiệm bằng xét nghiệm RT-PCR, hoặc test nhanh kháng nguyên (xét nghiệm ngay khi có triệu chứng).
Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà (người cách ly cùng) với F0 được cách ly, điều trị tại nhà phải lấy mẫu lần đầu ngay khi F0 được xác định, lấy mẫu lần 2 vào ngày 14 cùng với F0.
Trong thời gian cách ly, nếu có một trong các triệu chứng: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở thì tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay.
-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up