-
Vụ hàng trăm người ngộ độc thực phẩm: Xử phạt tiệm bánh mỳ Cô Ba Bến Đình 125 triệu đồng -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện
Thêm 28.307 ca Covid-19 tại 62 tỉnh, thành phố
Tính từ 16h ngày 9/4 đến 16h ngày 10/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 28.307 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 28.307 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 20.635 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-662), Phú Thọ (-449), Bắc Giang (-423). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tuyên Quang (+196), Hồ Chí Minh (+134), Bình Thuận (+18).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 42.928 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.198.236 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.136 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.190.492 ca, trong đó có 8.529.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.522.262), TP. Hồ Chí Minh (601.886), Nghệ An (415.171), Bình Dương (381.599), Bắc Giang (374.531).
34.991 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 8.532.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.403 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 978 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 188 ca; thở máy không xâm lấn là 55 ca; thở máy xâm lấn là 180 ca; ECMO là 2 ca.
Từ 17h30 ngày 9/4 đến 17h30 ngày 10/4 ghi nhận 19 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 30 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.813 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.002.419 mẫu tương đương 85.007.902 lượt người, tăng 61.263 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 9/4 có 64.501 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 208.525.313 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.297.798 liều: Mũi 1 là 71.382.102 liều; Mũi 2 là 68.487.414 liều; Mũi 3 là 1.505.536 liều; Mũi bổ sung là 15.008.830 liều; Mũi nhắc lại là 34.913.916 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.227.515 liều: Mũi 1 là 8.822.709 liều; Mũi 2 là 8.404.806 liều.
Hà Nội có 2.181 ca Covid-19 mới
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua đã ghi nhận 2.181 ca Covid-19 mới: 784 ca cộng đồng; 1.397 ca đã cách ly.
Bệnh nhân phân bố tại 379 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Thanh Trì (186); Long Biên (167); Hoàng Mai (149); Sóc Sơn (137); Hà Đông (104).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.522.800 ca.
Tính tới 9/4, toàn thành phố còn gần 149.700 ca Covid-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 900 ca so với ngày trước đó. Trong đó, số ca phải điều trị ở bệnh viện chỉ còn 654 người; số còn lại hơn 149.000 ca theo dõi cách ly tại nhà.
Về tiêm vắc-xin Covid-19 đã tiêm được gần 4,2 triệu liều nhắc lại (đạt 88%), ngoài ra, có thêm 139.200 mũi nhắc lại được tiêm bởi các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
91% người dân từ 18 tuổi trở lên ở Thủ đô đã được tiêm vắc-xin Covid-19 mũi nhắc lại. Ngoài ra gần 100% người dân cần tiêm mũi bổ sung cũng đã được tiêm.
Gần 1 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã về đến Việt Nam
Trước đó, Australia đã cam kết chia sẻ hơn 7,2 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em với Việt Nam. Số lượng vắc-xin còn lại sẽ được chuyển đến Việt Nam trong vài tuần tới.
Hình ảnh lô vắc-xin được nhập về sân bay Nội Bài. Ảnh: FB Đại sứ quán Australia |
Trước đó Bộ Y tế cho biết ngay sau khi vắc-xin về sẽ tiến hành các thủ tục kiểm định và phân bổ cho các địa phương để tiêm ngay sau đó. Việc tiêm chủng được thực hiênj với nhóm trẻ lớp 6 trước, sau đó sẽ hạ dần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tại hội nghị tập huấn mới đây về công tác tiêm cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong năm 2022. Ngành y tế đã tiến hành tập huấn trên toàn tuyến về công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ ở độ tuổi này.
Trong văn bản mới nhất về chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi, Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19, hoàn thành ngay trong ngày.
Trẻ trên 14 tuổi đã được cấp căn cước công dân khi đi khám chữa bệnh không cần mang thẻ BHYT
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những bệnh viện đầu tiên tuyến trung ương chấp nhận thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện.
Theo đó, trẻ em từ 14 tuổi trở lên đã được cấp căn cước công dân, khi đi khám bệnh hoặc làm các thủ tục hành chính, chỉ cần sử dụng căn cước công dân, không cần mang theo thẻ BHYT.
Thông tin BHYT của bệnh nhân được tra trên cổng dữ liệu của hệ thống BHYT. Khi bệnh nhân đến khám, nhân viên của bệnh viện sẽ kiểm tra căn cước công dân (quét mã QR hoặc ứng dụng VNEID).
Nếu thông tin của bệnh nhân hợp lệ thì quy trình khám, chữa bệnh BHYT được tiến hành như quy trình sử dụng thẻ. Trường hợp chưa có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT hoặc người bệnh chưa có căn cước công dân gắn chip, thì bệnh viện giải thích để bệnh nhân nắm rõ thông tin, lựa chọn phương thức khám chữa bệnh phù hợp.
Bắt buộc 100% cơ sở tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi phải ký số
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; Y tế Bộ, ngành về việc chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19, hoàn thành ngay trong ngày.
Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành y tế cơ sở và lực lượng công an cơ sở trong việc xác minh, xác thực thông tin công dân khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng chức năng Phản ánh thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn) trong trường hợp sai sót thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý phản ánh của người dân theo hướng dẫn chuyên môn tại Công văn số 9458/BYT-CNTT. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để được giải quyết kịp thời.
Trong thời gian tới các cơ sở tiêm chủng sẽ tiến hành tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Tất cả những mũi tiêm mới này, các cơ sở tiêm chủng phải cập nhật mã định danh để kết nối, xác thực, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời các cơ sở tiêm chủng phải thực hiện ký số ngay trong ngày để cập nhật lên hệ thống, Cục Y tế dự phòng tiến hành ký số tập trung để cấp hộ chiếu vắc-xin. Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cũng sẽ được cấp hộ chiếu vắc-xin như đối tượng tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 khác.
Hộ chiếu vắc-xin được cung cấp thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử; ứng dụng PC-Covid. Đối với người dân không sử dụng hai ứng dụng trên, có thể tra trên trang web của Bộ Y tế bằng cách nhập thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, căn cước công dân (hoặc mã định danh), ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu. Người dân có thể in hộ chiếu ra giấy để sử dụng.
-
Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi -
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô