-
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân -
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở, phòng khám vi phạm -
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu
Ghi nhận thêm 175.468 ca Covid-19 mới trong nước
Tính từ 16h ngày 14/3 đến 16h ngày 15/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 175.480 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 175.468 ca ghi nhận trong nước (tăng 14.221 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, TP (có 128.256 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-3.125), Bắc Ninh (-2.464), Bến Tre (-1.019). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+4.025), Gia Lai (+2.872), Phú Thọ (+2.065).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 166.671 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).
111.164 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 3.383.142 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 3.358 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 455 ca; thở máy không xâm lấn là 116 ca; thở máy xâm lấn là 335 ca; ECMO là 5 ca.
Từ 17h30 ngày 13/3 đến 17h30 ngày 14/3 ghi nhận 68 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 41.545 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.978.996 mẫu tương đương 81.695.059 lượt người, tăng 201.550 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 14/3 có 147.309 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 200.516.229 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.467.186 liều: Mũi 1 là 70.914.086 liều; mũi 2 là 67.825.981 liều; mũi 3 là 1.493.227 liều; mũi bổ sung là 14.542.915 liều; mũi nhắc lại là 28.690.977 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.049.043 liều: Mũi 1 là 8.750.408 liều; mũi 2 là 8.298.635 liều.
Hà Nội thêm 26.708 F0 mới
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới là 26.708 ca F0, trong đó 9.095 ca cộng đồng; 17.613 ca đã cách ly. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày giảm. So với kỷ lục 32.650 ca thiết lập ngày 8/3, số ca nhiễm hôm nay giảm gần 6.000 ca.
Bệnh nhân phân bố tại 503 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (1.762), Sóc Sơn (1.736), Hai Bà Trưng (1.612), Thạch Thất (1.510), Cầu Giấy (1.413)
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 là 866.099 ca.
Đến ngày 14/3, Hà Nội có 492.124 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà; 299 ca điều trị tại khu cách ly; 3.823 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, có 2.656 F0 ở mức độ trung bình; 697 ca nặng, nguy kịch. Số ca phải thở oxy mask, gọng kính; thở oxy dòng cao HFNC; thở máy không xâm lấn hay thở máy xâm lấn... đều giảm.
80% số người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm mũi nhắc lại vắc-xin Covid-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.
F0 không được phép ra khỏi nhà
Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.
Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. |
Trong đó có nội dung: "F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác" dẫn tới nhiều người hiểu nhầm F0 từ nay có thể ra khỏi nhà.
Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau, Tổ biên tập đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu lầm.
Theo đó, tại mục 5.4, a. "Người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác” sẽ được điều chỉnh lại là: Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.
TP.HCM: Tăng nhanh số trẻ em mắc Covid-19
Thông tin tại cuộc họp chiều ngày 14/3 về tình trạng trẻ mắc Covid-19 tăng trong thời gian học sinh đi học trực tiếp trở lại, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tuần từ ngày 7-13/2 ghi nhận có 449 trẻ; tuần 14-21/2 có 6.799 trẻ; tuần 22-28/2 có 18.522 trẻ và tuần 1-7/3 có 34.202 trẻ mắc Covid-19.
Số trẻ mắc Covid-19 diễn tiến nặng thời gian qua không nhiều, nhưng Sở đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ mắc Covid-19.
Đồng thời, để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, mới đây, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM tăng số giường điều trị tại khoa Covid-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức);
Đảm bảo công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, các bệnh viện nhi tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc Covid-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.
Bệnh viện Thanh Nhàn mở khu vực khám cho bệnh nhân Covid-19
Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Phụ trách điều trị bệnh nhân Covid-19 (Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, Bệnh viện Thanh Nhàn đã mở phòng khám cho bệnh nhân F0.
Theo đó, các trường hợp F0 điều trị tại nhà, nhưng chưa tiếp cận được với y tế phường hoặc có bệnh lý nền, cấp tính đều có thể khám tại phòng khám cho F0 tại đây.
Phòng khám bắt đầu đi vào hoạt động được 2 tuần. Trung bình mỗi ngày tiếp nhận 70-80 bệnh nhân, có thời điểm trên 100 bệnh nhân/ngày.
Bệnh viện đã bố trí 4 phòng khám: nội, sản, ngoại, nhi để tiếp nhận tất cả các F0 tại Hà Nội và nơi khác tới khám.
Khu khám F0 và hậu F0 được bố trí riêng biệt, có phân luồng mềm từ cổng bệnh viện. Đồng thời, các dịch vụ y tế từ thăm khám, chiếu chụp tới thanh toán viện phí đều gói gọn trong 1 khu vực tách riêng.
Bác sĩ Hường cũng cho biết, thời gian trước, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tầng 3 ở nhà không theo dõi khi có bão cytokine mới vào viện, nên việc điều trị khó khăn hơn. Do đó, nếu bệnh nhân tiếp cận phát hiện sớm thì khỏi bệnh nhanh hơn và sớm ra viện.
Vì vậy, bệnh viện triển khai mô hình nằm này nhằm tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Sau thăm khám, bệnh nhân nhẹ sẽ được tư vấn an tâm điều trị tại nhà. Với bệnh nhân nặng sẽ phát hiện sớm, cho bệnh nhân chuyển tầng nhập viện, tránh trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng mới tới nhập viện đã muộn.
Với các trường hợp hậu Covid-19, bệnh viện vẫn tiếp tục triển khai khám như thời gian qua. Bác sĩ Hường cho biết, gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận những trường hợp hậu Covid-19 có những triệu chứng nặng.
Các triệu chứng hậu Covid-19 chủ yếu là khó thở, hụt hơi, mất ngủ, khó tập trung, bệnh nhân rối loại tiêu hóa. Đối tượng hậu Cocid-19 thường gặp ở người già, có bệnh lý nền, cá biệt có trường hợp bệnh nhân trẻ rất nặng suy hô hấp.
"Khi tiếp nhận bệnh nhân hậu Covid-19, chúng tôi nhận thấy ở biến chủng Detal, bệnh nhân mắc các triệu chứng rất nặng, nhưng hậu Covid-19 không rõ ràng. Tuy nhiên, người nhiễm biến thể Omicron có triệu chứng nhẹ, nhưng hậu Covid-19 lại nặng nề hơn", bác sĩ Hường nói.
-
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân -
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở, phòng khám vi phạm -
Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách -
Chỉ số hồng cầu nhỏ báo hiệu bệnh Thalassemia - Cảnh báo di truyền nguy hiểm -
Tin mới y tế ngày 13/1: Nguy cơ mất mạng vì rượu bia cuối năm -
Còn tỷ lệ lớn bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart