-
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân -
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở, phòng khám vi phạm -
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu
Cả nước có hơn 8.000 ca Covid-19 mới, không ghi nhận ca mắc nhập cảnh
Tính từ 16h ngày 26/4 đến 16h ngày 27/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.004 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 8.004 ca ghi nhận trong nước tại 58 tỉnh, thành phố, có 6.688 ca trong cộng đồng.
Ngày 27/4/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 3.309 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-158), Hà Tĩnh (-116), Quảng Ninh (-104). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (+169), Bến Tre (+144), Quảng Bình (+72). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.460 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.631.516 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.623.767 ca, trong đó có 9.160.315 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.583.541), TP Hồ Chí Minh (608.160), Nghệ An (480.717), Bắc Giang (385.033), Bình Dương (383.309).
46.907 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.163.132 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 624 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 512 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 47 ca; thở máy không xâm lấn là 12 ca; thở máy xâm lấn là 52 ca; ECMO là 1 ca.
Từ 17h30 phút ngày 26/4 đến 17h30 phút ngày 27/4 ghi nhận 5 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 7 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.034 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 213.317.994 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.952.182 liều: Mũi 1 là 71.439.602 liều; Mũi 2 là 68.623.069 liều; Mũi 3 là 1.505.891 liều; Mũi bổ sung là 15.220.699 liều; Mũi nhắc lại là 38.162.921 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.357.398 liều: Mũi 1 là 8.896.813 liều; Mũi 2 là 8.460.585 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.008.414 liều (mũi 1).
Hà Nội có 921 ca Covid-19 mới
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua thành phố ghi nhận 921 ca bệnh: 245 ca cộng đồng; 676 ca đã cách ly.
Bệnh nhân phân bố tại 227 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (107); Long Biên (93); Nam Từ Liêm (62); Thanh Xuân (53); Sóc Sơn (52); Cầu Giấy (51); Bắc Từ Liêm (47).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.584.052 ca.
Tính tới ngày 26/4, tổng số ca Covid-19 ghi nhận ở nước ta trong cùng khoảng thời gian trên là hơn 10,6 triệu ca trong nước. Như vậy, số ca mắc ở Hà Nội chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc trên toàn quốc.
Hiện nay, còn hơn 110.200 ca dương tính với SARS-CoV-2 đang được điều trị, trong đó có 360 ca điều trị tại bệnh viện, còn lại theo dõi tại nhà.
Về tiêm vắc-xin Covid-19, Hà Nội là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 nhắc lại với gần 100%. Về nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi, hiện tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là hơn 99%.
Với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tính từ ngày 16 đến hết ngày 26/4, Hà Nội đã triển khai tiêm được gần 123.000 mũi 1. Hà Nội cũng là một trong những địa phương có số lượng trẻ được tiêm nhiều nhất.
Tăng tốc hộ chiếu vắc-xin
Bộ Y tế cho hay cả nước đã tiêm hơn 212,6 triệu mũi vắc-xin phòng Covid-19, tuy nhiên vẫn còn khoảng 7,6 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật lên hệ thống tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương trước 1/6 phải hoàn thành cập nhật xác thực thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. |
Trước thực tế nêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải xác thực, chính xác hóa các thông tin tiêm chủng;
Nếu chưa đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, công an địa phương phải rà soát lại những thông tin nào chưa phù hợp, chưa chính xác thì phải cập nhật và chuyển cho trạm y tế xã để cập nhật lên hệ thống tiêm chủng... "Trước ngày 1/6, các địa phương phải hoàn thành việc cập nhật xác thực thông tin này", Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 212 triệu liều vắc-xinphòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 100% nhưng tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 chỉ đạt hơn 55%. Riêng đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ mũi 1 là 100% và mũi 2 là 96,3%.
Đánh giá chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, chiến dịch cơ bản đã thành công.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên còn chậm. Bộ Y tế đã liên tục trao đổi với các địa phương và được biết không thiếu vắc-xinđể tiêm cho các đối tượng theo hướng dẫn.
Vậy, vấn đề đặt ra với các địa phương, đó là khó khăn, vướng mắc ở đâu, từ đó cần tập trung giải quyết và đẩy nhanh tiến độ này.
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay đã có 48 địa phương triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 với tổng số tiêm là 667.978 liều.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đặt ra vấn đề, công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi dù diễn ra được gần nửa tháng nhưng tốc độ tiêm cho trẻ còn chậm.
Tư lệnh ngành Y tế bày tỏ sự trăn trở và đề nghị các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 mũi 3, tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Do vậy các tỉnh, thành phố cũng cần đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thời gian tới.
TP.HCM tạm dừng các trạm y tế lưu động
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay số ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày của Thành phố dưới 100 ca, chủ yếu là biến chủng Omicron, không triệu chứng.
Số điều trị tại nhà còn khoảng 5.000 ca và 400 ca điều trị tại bệnh viện, trong đó một tín hiệu đáng mừng khi chỉ còn 23 ca thở máy, 3 tuần liên tiếp không có ca tử vong.
Tất cả phường, xã đều ở cấp độ dịch mức 1; 4 phường, xã ở cấp độ 2. Qua thời gian theo dõi, chưa phát hiện biến chủng BA4, BA5.
Hiện nay, số ca bệnh nặng ở các bệnh viện dã chiến 3 tầng hầu như không còn, sau lễ 30/4-1/5 sẽ rút gọn lại các cơ sở thu dung điều trị Covid-19.
Với tình hình hiện tại không cần lập trạm y tế lưu động, các quận, huyện sẽ chủ động chọn ngày ngưng hoạt động.
-
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân -
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở, phòng khám vi phạm -
Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách -
Chỉ số hồng cầu nhỏ báo hiệu bệnh Thalassemia - Cảnh báo di truyền nguy hiểm -
Tin mới y tế ngày 13/1: Nguy cơ mất mạng vì rượu bia cuối năm -
Còn tỷ lệ lớn bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị -
An toàn thực phẩm ngày Tết: Thực phẩm bẩn vẫn hoành hành
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart