Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 28/3: Bộ Y tế dự kiến cấp hộ chiếu vắc-xin từ tuần này
D.Ngân - 28/03/2022 11:25
 
Hộ chiếu vắc-xin sẽ được cấp cho công dân đã tiêm chủng vắc-xin thông qua ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-Covid.

Ghi nhận 83.373 ca Covid-19 tại 62 tỉnh, thành phố

Tính từ 16h ngày 27/3 đến 16h ngày 28/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 83.376 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 83.373 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 55.010 ca trong cộng đồng.

Ngày 28/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 180.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-1.140), Hà Nội (-926), Đắk Lắk (-704). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+874), Hòa Bình (+304), Hưng Yên (+247).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 109.424 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.274.849 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 93.891 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.267.135 ca, trong đó có 5.471.891 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.449.594), TP Hồ Chí Minh (591.943), Nghệ An (390.924), Bình Dương (373.508), Hải Dương (337.425).

122.730 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi là 5.474.708 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.401 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.696 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 318 ca; thở máy không xâm lấn là 95 ca; thở máy xâm lấn là 287 ca; ECMO là 5 ca.

Từ 17h30 ngày 27/3 đến 17h30 ngày 28/3 ghi nhận 52 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 58 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.358 ca, chiếm tỷ lệ 0,5%so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.111.078 mẫu tương đương 84.027.988 lượt người, tăng 101.568 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 27/3 có 214.017 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 205.216.774 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.071.414 liều: Mũi 1 là 71.211.148 liều; Mũi 2 là 67.996.992 liều; Mũi 3 là 1.502.202 liều; Mũi bổ sung là 14.822.958 liều; Mũi nhắc lại là 32.538.114 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.145.360 liều: Mũi 1 là 8.790.821 liều; Mũi 2 là 8.354.539 liều.

Hà Nội thêm 9.328 F0

Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua có 9.328 ca bệnh: 3.293 ca cộng đồng; 6.035 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 421 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.244); Hoàng Mai (649), Long Biên (527), Thanh Trì (500), Sóc Sơn (402).

Hà Nội hôm nay báo cáo bổ sung thêm 180.000 ca Covid-19 mới, như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.450.118 ca

Tính tới hết ngày 27/3, Hà Nội có 238.072 bệnh nhân đang điều trị, theo dõi, chỉ còn 1.675 người điều trị tại viện; 192 người điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện/thị xã; số còn lại hơn 236.200 người theo dõi cách ly tại nhà.

Những ngày gần đây, số ca tử vong do Covid-19 trong ngày ở Thủ đô chỉ khoảng 1-3 người. Tổng số người tử vong do Covid-19 từ 27/4/2021 đến nay là 1.320 người. 

87% người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3 nhắc lại, bên cạnh đó, có gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm. 

Bộ Y tế dự kiến cấp hộ chiếu vắc-xin từ tuần này

Đến nay, có 17 quốc gia đã công nhận chính thức trên nguyên tắc có đi có lại đối với giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19/giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 (gọi chung là hộ chiếu vắc-xin) của Việt Nam.

Hộ chiếu vắc-xin sẽ được cấp cho công dân qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và PC-Covid.

Người mang hộ chiếu vắc-xin của các nước này vào Việt Nam và người mang hộ chiếu của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc-xin ở sở tại.

Quy trình cấp hộ chiếu vắc-xin bao gồm có 3 bước.

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng sẽ rà soát thông tin người dân tiêm trên hệ thống, nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, sau đó các cơ sở sẽ thực hiện ký số để xác thực thông tin người dân tiêm là chính xác.

Bước 2: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ thực hiện ký số tập trung.

Bước 3: Người dân sẽ nhận được chứng nhận tiêm vắc-xin điện tử ở trên cổng thông tin hoặc trên ứng dụng PC-Covid hay ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Hiện nay còn khoảng gần 80 triệu mũi tiêm sai thông tin về căn cước công dân hoặc chưa được nhập lên hệ thông.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh để rà soát, xác minh và nhập bổ sung các thông tin. Khuyến cáo khi đi tiêm chủng, người dân khai báo đầy đủ, chính xác các thông tin để đảm bảo quyền lợi liên quan đến việc cấp chứng nhận giấy cũng như là cấp chứng nhận điện tử.

Australia viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.

Bộ Y tế cho biết sau khi đơn vị này đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngày 22/3.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vắc-xin để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vắc-xin về Việt Nam trong tuần tới.

Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vắc-xin, bao gồm: 0,7 triệu liều vắc-xin do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vắc-xin do Moderna sản xuất. Số vắc-xin này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vắc-xin do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.

Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.

Ngay sau khi vắc-xin về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vắc-xin sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.

Bên cạnh nguồn vắc-xin hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vắc-xin khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.

8 nội dung cần quan tâm khi khám sàng lọc tiêm chủng cho trẻ
Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn trường hợp trẻ đủ điều kiện, trì hoãn, thận trọng tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư