-
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025
Số ca mắc Covid-19 mới giảm mạnh trong ngày
Tính từ 17h ngày 27/9 đến 17h ngày 28/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.589 ca nhiễm mới, trong đó, 6 người nhập cảnh và 4.583 trường hợp ghi nhận trong nước (giảm 4.759 ca so với ngày trước đó). Trong số này, 717 ca được phát hiện tại cộng đồng. Bình Dương là địa phương dẫn đầu với 2.575 ca.
Ngoài ra, trong 24 giờ qua, TP.HCM thực hiện xét nghiệm tầm soát cộng đồng bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại vùng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao. Kết quả ghi nhận 3.417 trường hợp dương tính.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.218), Long An (-31), Tây Ninh (-25).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.218), Long An (-31), Tây Ninh (-25). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (171), An Giang (101), Bình Thuận (16).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 770.640 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.830 ca nhiễm).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.020 ca/ngày.
Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 766.110. Trong đó, 554.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (376.171), Bình Dương (206.564), Đồng Nai (47.070), Long An (32.211), Tiền Giang (13.883).
Trong ngày ghi nhận 178 ca tử vong tại TP.HCM (131), Bình Dương (15), Đồng Nai (6), Long An (5), Tiền Giang (5), An Giang (5), Kiên Giang (4), Đà Nẵng (2), Quảng Ngãi (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1), Cần Thơ (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 199 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.936 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,0%).
Xử lý nghiêm tiêu cực trong mua sắm thiết bị phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 28/9, Bộ Y tế ban hành công văn số 8151/BYT-TTrB đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm,… hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm,… hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá thuốc thu lợi bất chính.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán Covid-19, các dịch vụ khác được pháp luật cho phép; vắc-xin được tiêm chủng miễn phí cho mọi người dân, không được thu bất cứ khoản phí nào trong tiêm chủng. Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong đấu tranh phòng chống mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng; tăng cường công khai minh bạch trong mua sắm, đấu thầu.
Bộ Y tế lưu ý các sở y tế, các đơn vị, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương, đơn vị cần xem xét, giải quyết kịp thời, tránh để vụ việc tồn đọng, chậm hoặc không được giải quyết. Trường hợp phát sinh vụ việc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp hoặc chuyển ngay đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết, xử lý theo đúng quy định.
Khẩn tìm người có liên quan đến ca mắc Covid-19 mới ở phường Nguyễn Trãi
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 27/9, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 3 ca dương tính với virus SARS-Cov-2 đã được cách ly.
3 bệnh nhân này được phân bố tại 3 quận: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân và phân bố theo chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
Như vậy, tính từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Hà Nội ghi nhận 4 bệnh nhân đều đã được cách ly.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.969 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.368 ca.
Ngày 28/9, UBND phường Nguyễn Trãi thông báo tìm người đến địa điểm liên quan tới ca bệnh mới ghi nhận, là chị N.T.T.T, có địa chỉ tại tổ dân phố số 9, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.
Để rà soát phát hiện sớm, xử trí kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, UBND phường Nguyễn Trãi thông báo tìm người có liên quan đến ca bệnh mới ghi nhận.
Cụ thể, từ ngày 23/9/2021 đến ngày 27/9/2021, bệnh nhân N.T.T.T ( địa chỉ số 35 ngõ 6 Lê Lợi, Tổ dân phố 9, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) có lịch trình di chuyển như sau:
Sáng ngày 23/9, 25/9, ca F0 đi mua lương thực thực phẩm ở phố Tân Đà tại các cửa hàng: mua thịt lợn nhà bà Ban (46B Tản Đà), mua cua nhà chị Phương (10B Tản Đà), mua thịt lợn nhà chị Giang (46 Tản Đà) và mua rau không nhớ rõ địa chỉ .
Sáng ngày 24/9/2021, ca F0 đi mua bún riêu nhà bà Vinh (59A Tô Hiệu).
Sáng ngày 27/9/2021, ca F0 đi mua thuốc tại Nhà thuốc Hùng Phương (90 Tô Hiệu).
Hà Nội đề nghị tất cả các trường hợp có liên quan như trên khẩn trương khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn, ứng dụng Ncovi, Bluezone và liên hệ ngay với Trạm Y tế tại nơi cư trú (hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội: 0969082115 / 0949396115) để được tư vấn, hướng dẫn cách ly.
Đối với công dân phường Nguyễn Trãi, để được hướng dẫn, liên hệ theo đường dây nóng: 0936400485 / 0396903315.
Những trường hợp không khai báo y tế hoặc khai báo không chính xác, trung thực nhằm mục đích trốn cách ly căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
UBND phường Nguyễn Trãi thông báo và đề nghị các Tổ dân phố, Tổ Covid cộng đồng, các hộ gia đình và nhân dân nghiêm túc thực hiện để công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả.
Gỡ phong tỏa ngõ 328-330 Nguyễn Trãi
Liên quan tới ổ dịch tại Nguyễn Trãi, dự kiến 12 giờ đêm nay (28/9), ngõ 328-330 đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) chính thức được gỡ phong tỏa sau hơn 1 tháng cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 23/8, quận Thanh Xuân thành lập khu vực cách ly y tế ngõ 328-330 đường Nguyễn Trãi ngay sau khi có thông tin về trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn.
Từ việc hai mẹ con ở ngõ 330 đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung) đi xét nghiệm tại bệnh viện có kết quả dương tính, được Sở Y tế Hà Nội công bố vào sáng 23/8, đến nay đã có gần 600 ca nhiễm liên quan đến ổ dịch này. Các bệnh nhân chủ yếu tập trung tại ngõ 328-330 Nguyễn Trãi và khu vực lân cận.
Mới đây, ngày 20/9, UBND quận Thanh Xuân tiếp tục ban hành quyết định thành lập khu vực cách ly y tế ngõ 328, ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, từ số nhà 326 đến dãy nhà số 328 và dãy nhà số 332 đường Nguyễn Trãi; thời gian cách ly y tế đến 24 giờ ngày 28/9.
Hướng dẫn chi trả chi phí phòng chống dịch tại y tế tư nhân
Trong văn bản gửi giám đốc các cơ sở y tế tư nhân ngày 27/9, Sở Y tế TP.HCM đã hướng dẫn chế độ chi trả chi phí phòng chống dịch.
Các địa phương đang tiến hành tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 |
Cụ thể, về chế độ phụ cấp chống dịch, nhân viên của các cơ sở y tế tư nhân được у phân công tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch tương tự nhân viên y tế cơ sở công lập.
Về chi phí khám, chữa bệnh: Đối với bệnh Covid-19, ngân sách nhà nước chi trả chi phí khám, chữa bệnh do Covid-19, bao gồm tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc (trừ thuốc Remdesivir 100 mg, Molnupiravir 400 mg đã được Sở Y tế cấp), máu, dịch truyền..., theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện không được thu thêm tiền của người bệnh.
Đối với bệnh khác: Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám, chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.
Với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng BHYT (nếu có), người bệnh phải tự chi trả theo quy định. Người không có thẻ BHYT sẽ tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.
Về các chi phí liên quan điều trị Covid-19, Sở Y tế TP.HCM tạm thanh toán cho cơ sở y tế tư nhân các chi phí bao gồm: Chi phí ăn uống 80.000 đồng/người bệnh/ngày, phí sinh hoạt 40.000 đồng/người bệnh/ngày.
Trường hợp người bệnh điều trị Covid-19 tại cơ sở y tế tư nhân tử vong, ngân sách nhà nước sẽ chi trả các chi phí mai táng.
Sở Y tế TP.HCM quy định chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân không quá 17.000.000 đồng/ca, tương tư bệnh viện công lập.
Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM đề nghị bệnh viện ngoài công lập không từ chối hoặc yêu cầu người mắc Covid-19 ký cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí (như yêu cầu người bệnh không sử dụng ngân sách nhà nước, thẻ BHYT...,); không được thu thêm chi phí điều trị bệnh Covid-19 của người bệnh.
Còn với các dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước (tiền phòng và tiền ăn theo yêu cầu, các dịch vụ tiện ích theo yêu cầu của người bệnh...), bệnh viện tư nhân được thu tiền người bệnh theo mức giá thỏa thuận, nhưng không được vượt quá mức giá mà bệnh viện đã kê khai với Sở Y tế (nếu có).
Các cơ sở y tế tư nhân cần công khai giá dịch vụ khám, chữa bệnh, thuốc, vật tư y tế, giá của các dịch vụ tiện ích theo yêu cầu, thông báo cho người mắc Covid-19 các khoản được ngân sách nhà nước, quỹ BHYT thanh toán và phần chi phi người bệnh phải đóng.
Đối với các nội dung thuộc phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước của công văn này, các cơ sở tế tư nhân lập dự toán gửi về Sở Y tế TP.HCM để được tạm ứng kinh phí.
Yêu cầu chấn chỉnh tình trạng đưa F0 đi cách ly tập trung
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND quận 7, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú và huyện Bình Chánh về phản ánh của người dân qua đường dây nóng, liên quan việc các địa bàn trên yêu cầu người F0 phải đi cách ly tập trung dù họ đáp ứng điều kiện và có nguyện vọng cách ly tại nhà.
Sở Y tế nhận định điều này đã gây bức xúc cho người dân và kéo theo tâm lý hoang mang, lo lắng cho người F0.
Để chấn chỉnh nội dung trên, Sở Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện tạo điều kiện cho F0 được cách ly tại nhà. Các F0 chỉ được chuyển cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà như đông người, diện tích chật hẹp hoặc có bệnh nền chưa ổn định.
Sở Y tế cho biết sẽ kiến nghị Bộ Y tế cho phép thành phố mở rộng điều kiện cách ly tại nhà để phù hợp với mong muốn của người dân.
Tính đến 27/9, TP ghi nhận ghi nhận hơn 371.000 ca F0 và trải qua gần 4 tháng giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau.
Sở Y tế đang tính toán phương án thu hẹp dần các bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung F0, trả lại công năng cho một số bệnh viện tham gia điều trị Covid-19 để tiếp nhận các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, lộ trình thu hẹp này cần tính toán song song với lộ trình mở cửa để ngưỡng đáp ứng của ngành y tế luôn được duy trì ở mức an toàn.
Ca mắc tăng nhanh, Hà Nam khẩn trương dập dịch
Tính đến cuối ngày 27/9, tỉnh Hà Nam ghi nhận 214 ca mắc Covid-19, số người đang được cách ly phòng, chống dịch là 13.649 người.
Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế gắn mã ca bệnh.
35 ca mắc mới này ghi nhận tại TP.Phủ Lý, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Duy Tiên.
Như vậy, kể từ ca bệnh BN687470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP.Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến cuối ngày 27/9, Hà Nam ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Toàn tỉnh Hà Nam đang tiến hành cách ly phòng, chống dịch cho 13.649 người. Trong đó, 9.963 trường hợp cách ly tại nhà; 1.062 người tại các cơ sở cách ly tập trung; 2.500 người cách ly tại khu công nghiệp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Hà Nam đã đưa bệnh viện dã chiến Covid-19 số 1 vào hoạt động với quy mô 300 giường, bệnh viện hoạt động theo mô hình điều trị tháp 3 tầng theo quy định của Bộ Y tế.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua diễn biến rất phức tạp, khó lường, đã ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng và tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, kiểm soát các ổ dịch, không để lây lan diện rộng, dập dịch với tinh thần “thần tốc và triệt để”, điều trị F0 hiệu quả, quản lý chặt chẽ F1 theo đúng quy định.
Tỉnh Hà Nam yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác điều trị, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và tổng hợp các mẫu gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các đơn vị khác (khi cần thiết) bảo đảm nhanh, khoa học, an toàn, chính xác, hiệu quả (bàn giao mẫu theo danh sách cụ thể, rõ ràng).
Liên tiếp 4 buổi sáng Hà Nội không ghi nhận ca dương tính mới
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 27/9 đến 6h ngày 28/9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới. Đây là buổi sáng thứ 4 liên tiếp, thành phố không ghi nhận ca dương tính mới.
Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27/4 đến nay), thành phố đã ghi nhận tổng cộng 3.969 trường hợp dương tính.
Về tình hình điều trị, tổng số bệnh nhân điều trị khỏi là 3.190 trường hợp và 34 người đã tử vong. Hiện, các cơ sở y tế của Hà Nội đang điều trị 509 bệnh nhân Covid-19, trong đó Bệnh viện Đức Giang đang điều trị 87 trường hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn (63), Bệnh viện Gia Lâm (62), Bệnh viện Bắc Thăng Long (28), Bệnh viện Hà Đông (21), Cơ sở cách ly điều trị Đền Lừ III (81), Cơ sở điều trị KTX Phenikaa (12). Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 điều trị 137 bệnh nhân, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị 18 bệnh nhân.
Tính đến 18h ngày 27/9, trên địa bàn thành phố có tổng số 656 điểm phong tỏa, trong đó số điểm đang phong tỏa là 19 (giảm 1 điểm so với ngày trước đó).
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về công tác cách ly, hiện trên địa bàn thành phố còn 2.999 người đang cách ly (giảm 38 người so với ngày trước đó), trong đó có 2.015 người tại khu cách ly tập trung cho F1 và người về từ vùng dịch; 137 người tại khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, 770 người cách ly tại khách sạn, 77 người tại khu cách ly dành cho tổ bay.
Về công tác tiêm chủng, tính đến 18h ngày 27/9, thành phố đã tiêm thêm hơn 58.000 mũi. Như vậy, ngành Y tế Thủ đô và các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn đã tiêm được hơn 6,87 triệu mũi vắc xin, trong đó có gần 5,8 triệu mũi 1 (đạt 96,3% dân số trên 18 tuổi và 69,8% tổng dân số), gần 1,1 triệu mũi 2 (đạt 17,9% dân số trên 18 tuổi và 13% tổng dân số).
Việt Nam nhận thêm 2,6 triệu liều vắc-xin do Đức viện trợ
Ngày 27/9, lễ bàn giao lô 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Chính phủ Đức viện trợ đã được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam, với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại diện Bộ Y tế, và Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, hôm 26/9, lô vắc-xin gồm 2,6 triệu liều này đã về đến TP.HCM. Cùng với hơn 850.000 liều hỗ trợ qua cơ chế COVAX, tổng số vắc-xin Đức hỗ trợ Việt Nam đến nay là 3,45 triệu liều vắc-xin.
Tính đến nay, khoản viện trợ vắc-xin và trang thiết bị y tế của Chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên EU đối với Việt Nam.
-
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Cẩn trọng với mỹ phẩm chứa corticoid -
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500