
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
Dự kiến người béo phì không được làm phi công
Dự thảo thông tư xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe áp dụng đối với những người đi học, làm việc, sinh viên, lái xe, nhân viên đường sắt, người lái máy bay và nhân viên hàng không...
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Tại dự thảo mới nhất được đăng tải lấy ý kiến, Bộ Y tế có đưa ra các tiêu chuẩn sức khỏe lái xe ô tô các hạng; tiêu chuẩn sức khỏe nhân viên đường sắt (gồm những người trực tiếp phục vụ chạy tàu; lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu, nhân viên gác ghi…);
Tiêu chuẩn của thuyền viên làm việc trên tàu biển; tiêu chuẩn sức khỏe nhân viên hàng không (lái máy bay; tiếp viên hàng không; người điều khiển tàu lượn, khinh khí cầu; kiểm soát viên không lưu…).
Với sức khỏe lái xe, dự thảo cũng đưa ra tiêu chí, người có một trong các tình trạng bệnh tật về tâm thần (rối loạn tâm thần cấp và mạn tính không điều khiển được hành vi), thần kinh (liệt vận động từ 2 chi), mắt (rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây); tim mạch (suy tim độ 3 trở lên) không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A1.
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B1 nếu có một trong các tình trạng bệnh, tật về tâm thần như: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng;
Về thần kinh (động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng mà không dùng thuốc, chóng mặt do các bệnh lý...); mắt (rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; song thị...); tai mũi họng (bị quáng gà; thính lực dưới 4 m...).
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E... nếu có một trong các vấn đề như: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng; thần kinh (động kinh, liệt vận động 1 chi trở lên); tim mạch (cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành, ghép tim, sau can thiệp tái thông mạch vành...).
Trong đó, dự thảo đưa quy định chung về sức khoẻ với nhân viên hàng không: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 18 và nhỏ hơn 30; chỉ số vòng ngực trung bình từ 50% trở lên so với chiều cao.
Ngoài các tiêu chí chung cho nhân viên hàng không nêu trên, với các nhóm nghề nghiệp chuyên ngành, dự thảo đưa ra tiêu chuẩn cụ thể: người lái máy bay cần có chiều cao từ 1,65 m và cân nặng từ trên 52 kg (nam); nữ cao từ 1,58 m và cân nặng từ trên 50 kg.
Với nhân viên hàng không làm việc trong các bộ phận công việc khác, nam giới cần cao từ 1,6 -1,62 m và cân nặng từ 52 - 53 kg; nữ giới cần có chiều cao từ 1,54 - 1,58 m và cân nặng từ 45 kg.
Theo tiêu chuẩn y tế về chỉ số khối cơ thể, khi BMI dưới 18 là người gầy, thiếu cân. Nếu chỉ số BMI lớn hơn 23 được coi là thừa cân. BMI từ trên 30 là béo phì độ 2.
6 bệnh viện của Hà Nội được giao tự chủ tài chính giai đoạn 2023-2025
36 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô được giao quyền tự chủ tài chính là những đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và ngay từ đầu năm 2023, ngân sách nhà nước không hỗ trợ hoặc cấp chi thường xuyên.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4121/QĐ-SYT giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2023-2025 cho 36 bệnh viện công lập trực thuộc ngành Y tế Thủ đô (đợt 1).
Đây là những đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và ngay từ năm đầu thời kỳ ổn định (năm 2023), ngân sách nhà nước không hỗ trợ hoặc cấp chi thường xuyên.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các đơn vị chủ động sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại bộ máy bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị và tiết kiệm chi, nâng mức tự chủ tài chính.
Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện quy định công khai; trách nhiệm giải trình hoạt động và số liệu thu, chi khi lập phương án tự chủ tài chính của đơn vị trước cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Được biết, trong kế hoạch thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế sang tự chủ tài chính giai đoạn 2023-2025, ngành Y tế Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, nâng mức tự chủ chi thường xuyên của 37 đơn vị, bao gồm 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 6 trung tâm chuyên khoa.
Cụ thể, gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm Cấp cứu 115; Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm Pháp y; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm tư vấn dân số Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) và Bệnh viện Phục hồi chức năng - đơn vị khám, chữa bệnh cho các đối tượng đặc thù.
Suy gan, thận vì uống thuốc Nam
Ngày 14/7, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ vừa tiếp nhận nam bệnh nhân hỏng gan, suy thận vì tự uống thuốc chữa đau lưng.
Bệnh nhân là ông T.M (68 tuổi, tại Lâm Thao, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng mệt, ăn kém dần, da vàng. Theo người nhà, cách đây khoảng 3-4 tháng, bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng, đau tăng dần nên đã mua thuốc Nam để uống và xuất hiện tình trạng bệnh như trên.
Tại bệnh viện, kết quả khám và xét nghiệm cho thấy người bệnh lạm dụng thuốc nam bị suy gan cấp, chỉ số men gan cao gấp 23 lần bình thường, chỉ số Bilirubin tăng cao tăng gấp 17 lần bình thường. Ngoài ra, ông M. có dấu hiệu của suy thận, suy tim, có nguy cơ phải lọc máu.
Sau 18 ngày chăm sóc đặc biệt, hiện tại, bệnh nhân M. đã có các chỉ số về chức năng gan, thận đã trở về bình thường. Người bệnh đáp ứng điều trị tốt và chưa phải lọc máu. Hiện tại tình trạng của người bệnh đã ổn định và đủ điều kiện xuất viện.
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Đức Dũng, Phó Trưởng đơn vị Hồi sức tích cực, Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết đây là một trong số rất nhiều trường hợp người bệnh bị viêm gan, suy gan cấp, suy đa tạng do lạm dụng thuốc Nam.
Thói quen của nhiều người là chưa hiểu rõ mối nguy hại của việc điều trị bệnh theo truyền miệng, các bài thuốc nam không rõ nguồn gốc nên đã lạm dụng thuốc nam để điều trị bệnh thay vì đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Điều này là rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Dũng, gan được ví như nhà máy thải độc khổng lồ của cơ thể. Nhiều loại thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể có độc tính cao, khi sử dụng trong thời gian dài, gan không thể thải độc hết nên bị tổn thương khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều, làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gan có thể bị tổn thương nặng nề và không thể phục hồi.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo mọi người không nên tự ý điều trị theo truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh, mà cần đi khám tại bệnh viện để được đánh giá rõ về tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)