-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Ưu tiên nguồn lực triển khai chuyển đổi số ngành y tế
Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị Chuyển đổi số ngành Y tế năm 2022 khu vực phía Nam. Hội nghị là diễn đàn trao đổi, chia sẻ ý kiến để có sự thống nhất chung về nhận thức và cách làm chuyển đổi số trong thời gian tới; đồng thời nhận diện rõ thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số y tế.
Trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã phối hợp triển khai rất hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ thông tin như: Các ứng dụng quản lý khai báo y tế, xét nghiệm, quản lý ca bệnh, quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19, quản lý oxy y tế…; Triển khai nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử; Khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa tại hơn 1.000 cơ sở y tế trong cả nước; Các ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, hỗ trợ người dân…
Ảnh minh hoạ |
Thực hiện chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, các đơn vị, địa phương đã nỗ lực, ưu tiên nhiều nguồn lực triển khai chuyển đổi số y tế, đến nay việc chuyển đổi số y tế đã đạt được các kết quả tích cực về chuyển đổi nhận thức; về kiến tạo thể chế; về phát triển hạ tầng số; về phát triển các nền tảng số và về an toàn, an ninh mạng.
Tuy nhiên, nhiều địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế; Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT tại các đơn vị còn thiếu và yếu do thiếu cơ chế tài chính, nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số y tế;
Số lượng các cơ sở khám chữa bệnh triển khai bệnh án điện tử theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT còn rất hạn chế, mới có 37 cơ sở trên toàn quốc, con số này rất khiêm tốn so với mục tiêu và lộ trình đặt ra, bên cạnh đó Thông tư 46/2018/TT-BYT hiện còn những quy định không còn phù hợp với thực tiễn.
Số lượng cơ sở khám, chữa bệnh triển khai y tế từ xa đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên hiệu quả triển khai còn chưa rõ ràng khi vướng mắc về cơ chế tài chính và các quy định có liên quan của pháp luật về khám chữa bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện một số nội dung:
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó có nội dung xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định quản lý dữ liệu y tế; ban hành Thông tư điều chỉnh, bổ sung của các Thông tư số 49/2017/TT-BYT, Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Bộ Y tế, ưu tiên thúc đẩy những chỉ số còn thấp.
Tập trung triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe.
Các đơn vị, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số tổng thể, toàn diện, bám sát các văn bản hướng dẫn, các chương trình, đề án của Bộ Y tế; khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 2955/QĐ-BYT của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường truyền thông về lợi ích của chuyển đổi số y tế để các cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số y tế. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thẻ CCCD gắn chíp khi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Thu hồi lô sữa tắm dầu dừa không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Cục Quản lý dược- Bộ Y tế vừa có quyết định 12561/QLD-MP đình chỉ lưu hành, thu hồi lô sữa tắm dầu dừa không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cục Quản lý Dược sẽ đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Sữa tắm dầu dừa, ngày sản xuất: 07/4/2022; hạn dùng: 07/4/2025; nhãn sản phẩm ghi thông tin: sản xuất tại Công ty TNHH MTV Coconut Cosmetic Bến Tre; ĐC: 229/B ấp Tân Huề Đông, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; SCB: 076/19/CBMP/-BT; nhãn sản phẩm không ghi lô sản xuất.
Lô sản phẩm Sữa tắm dầu dừa nêu trên không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng sản phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng lô sản phẩm nêu trên, trả về cơ sở cung ứng sản phẩm và tiến hành thu hồi lô sản phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Công ty TNHH Coconut Cosmetic Bến Tre phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản phẩm nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả về từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ lô sản phẩm không đáp ứng quy định.
Gửi báo cáo thu hồi lô sản phẩm không đáp ứng quy định về Cục Quản lý Dược trước ngày 31/12/2022.
Đề nghị Sở Y tế tỉnh Bến Tre kiểm tra Công ty TNHH Coconut Cosmetic Bến Tre trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Giám sát việc thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/01/2023.
Thái Bình: Hơn 161.000 người sai thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19
Tỉnh Thái Bình hiện có 161.883 người tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bị sai thông tin trên phần mềm tiêm chủng.
Địa phương có số người bị sai thông tin nhiều nhất là huyện Tiền Hải (30.159 người); tiếp đến là huyện Hưng Hà (21.628 người); thành phố Thái Bình (21.444 người); huyện Kiến Xương (21.140 người). Bốn huyện còn lại của tỉnh Thái Bình, mỗi huyện cũng có từ hơn 10.000 người đến gần 20.000 người sai thông tin trên phần mềm tiêm chủng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình, nguyên nhân chủ yếu làm sai lệch thông tin trên phần mềm theo dõi tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, là do thời gian qua khi ngành công an triển khai làm căn cước công dân gắn chip điện tử, nhiều người dân trong lúc chờ hoàn thiện căn cước mới vẫn sử dụng chứng minh thư cũ.
Việc cập nhật chưa đúng thông tin người dân đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 dẫn đến chưa thể thực hiện chữ ký số và nhất là cấp hộ chiếu vắc-xin theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong quản lý, theo dõi, kiểm soát người dân tiêm các mũi nhắc lại, mũi bổ sung.
Tỉnh Thái Bình hiện đang tập trung chuyển danh sách những người sai thông tin cho cơ quan công an sở tại để rà soát, xử lý.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam