-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Đầu tư vào nghề điều dưỡng có ý nghĩa kinh tế
Để ghi nhận và tôn vinh giá trị nghề nghiệp cũng như những đóng góp quan trọng của người điều dưỡng, ngay từ năm 1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã chọn ngày 12 tháng 5 hằng năm (là ngày sinh của bà Florence Nightingale - người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại) là ngày "Quốc tế Điều dưỡng" kèm theo thông điệp cho mỗi năm để điều dưỡng của các quốc gia cùng hành động. Năm nay, ICN đưa ra thông điệp "Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng - Our Nurses, Our Future. Economic power of Care".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách y tế cần tăng cường đầu tư cho điều dưỡng trong cả 3 lĩnh vực là: Giáo dục, việc làm và trao quyền cho điều dưỡng tham gia hoạch định chính sách y tế. |
Với thông điệp này, ICN khẳng định nghề điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong tương lai, mang lại sức mạnh kinh tế qua hoạt động chăm sóc y tế, giúp con người và xã hội khỏe mạnh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Đầu tư vào nghề Điều dưỡng có ý nghĩa kinh tế, là điều cần thiết để chúng ta đạt được bảo hiểm y tế toàn dân và là bước quan trọng hướng tới một cộng đồng toàn cầu khỏe mạnh, thịnh vượng hơn.
Thế giới đã chú ý đến sự chăm sóc tận tình của các Điều dưỡng trong thời kỳ đại dịch và giờ là lúc mọi người nhận ra những tác động lâu dài và sâu rộng mà nghề Điều dưỡng mang lại trong việc hồi phục hệ thống y tế.
Thách thức lớn của hệ thống y tế là sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, không chỉ do nguyên nhân gánh nặng bệnh tật làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế mà còn nhiều yếu tố khác như tăng sử dụng vật tư y tế đắt tiền, tăng áp dụng kỹ thuật cao, chi phí đơn thuốc và chi phí ngoài y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách y tế cần tăng cường đầu tư cho điều dưỡng trong cả 3 lĩnh vực là: Giáo dục, việc làm và trao quyền cho điều dưỡng tham gia hoạch định chính sách y tế.
Năm 2020, trong báo cáo về tình trạng điều dưỡng toàn cầu của WHO đưa ra nhận định, điều dưỡng là một bộ phận sống còn (Vital part) của Hệ thống y tế.
Nghiên cứu WHO công bố 88% thời gian người bệnh của khoa chăm sóc tích cực (ICU) được tiếp xúc với nhân viên y tế là điều dưỡng. Chỉ có 12% thời gian người bệnh ICU được tiếp xúc với bác sĩ và các nghề khác. Trong báo cáo của WHO đã khẳng định: Dịch vụ do điều dưỡng hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế.
Trong tất cả các hệ thống y tế toàn cầu, điều dưỡng luôn là lực lượng cán bộ y tế đông nhất (59%). Theo Niên giám Thống kê Y tế 2020, Bộ Y tế công bố tỷ lệ điều dưỡng chiếm (39%) nhân lực toàn ngành Y tế.
Nếu tính cán bộ y tế trực tiếp với người bệnh, điều dưỡng chiếm gần 60%, điều dưỡng có mặt ở khắp nơi của hệ thống y tế. Dịch vụ do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp nhiều nhất, thường xuyên nhất, liên tục nhất.
Theo phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, dịch vụ do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp ngày càng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân và nâng cao vị thế nghề nghiệp, hình ảnh của người điều dưỡng, hộ sinh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, hiện tại công tác điều dưỡng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: Nhiều nơi còn quan niệm cho rằng "nghề điều dưỡng là nghề phục vụ, điều dưỡng chỉ là người làm theo y lệnh của bác sĩ".
Nguồn nhân lực điều dưỡng thiếu nhiều về số lượng và năng lực chuyên môn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Công tác chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế còn phụ thuộc nhiều vào người nhà người bệnh.
Những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Y tế và các địa phương, ngành điều dưỡng đã có những tiến bộ đáng tự hào. Trong vòng 30 năm chúng ta đã nâng cấp đào tạo điều dưỡng lên bốn cấp trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ/chuyên khoa I và từ 2019 đã đào tạo tiến sĩ điều dưỡng trong nước. Chức năng và phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng đã được mở rộng.
Hệ thống quản lý điều dưỡng đã được thành lập từ Bộ Y tế tới các Sở Y tế, các bệnh viện và tới tận các khoa phòng. Người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc ngày càng có chất lượng. Nhưng so với các nước khu vực như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, công tác điều dưỡng ở nước ta cần phải tiếp tục được quan tâm đầu tư nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách với điều dưỡng các nước.
Không hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu
PGS-TS.Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết, trước khi triển khai vắc-xin Covid-19, tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) không phải là điều mới vì đây là chứng bệnh gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau như: nhiễm trùng, di truyền, người nằm lâu...
Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi triển khai tiêm vắc-xin Covid-19, thế giới ghi nhận tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối tăng lên.
Đến tháng 4/2021, WHO đưa ra khuyến cáo hiện tượng cục máu đông sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca là hiện tượng đã được khẳng định và có thể liên quan đến vắc-xin.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tỷ lệ người có hiện tượng cục máu đông sau tiêm hiếm và lợi ích tiêm vắc-xin cao hơn so với nguy cơ. Nếu phát hiện sớm và kịp thời thì người gặp tình trạng này cứu được. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, WHO vẫn khuyến cáo người dân nên tiêm chủng vắc-xin AstraZeneca.
Về phản ứng phụ tại châu Âu, ông Thái cho biết, từ năm 2019 về trước, ở cộng đồng người châu Âu, tỷ lệ người bệnh tự nhiên có cục máu đông dao động từ 10-30/1 triệu dân, tùy vào quốc gia.
Với tỷ lệ như vậy, việc người dân gặp cục máu đông không phải là trường hợp quá hiếm (có thể do tuổi cao, nằm quá lâu ở vị trí, hoặc nhiễm trùng, có đặc điểm về gene nhất định...).
Trong khi đó, tại châu Á hoặc Nam Mỹ, tỷ lệ giảm tiểu cầu huyết khối vô cùng thấp so với châu Âu, ghi nhận khoảng 0,2/1 triệu liều, cứ 10 triệu trường hợp tiêm chủng mới gặp 2 trường hợp mắc cục máu đông.
Quan trọng hơn nữa, sau 21 ngày không còn phát hiện tình trạng cục máu đông. Người nào đã tiêm qua 21 ngày không có hiện tượng này hoàn toàn yên tâm. Đó là cơ sở cho thấy, việc triển khai tiêm vắc-xin tại Việt Nam rất an toàn.
WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối và Bộ Y tế cũng ngay lập tức cập nhật phác đồ, xử trí được ngay các trường hợp không may bị giảm tiểu cầu huyết khối liên quan vắc-xin.
Tại Việt Nam, qua hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm, chúng ta có ghi nhận trường hợp bị giảm tiểu cầu huyết khối, trong đó có trường hợp được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai xử lý.
Theo chuyên gia này, dù Việt Nam đi sau, tiếp cận vắc-xin muộn, nhưng chúng ta lại có ưu thế tận dụng kinh nghiệm từ quốc gia khác đã gặp sự cố. Chúng ta cũng có phác đồ phòng, chống huyết khối giảm tiểu cầu và phác đồ này đơn giản, tuyến xã có thể cấp cứu được.
Trong quá trình triển khai tại Việt Nam, tỷ lệ xuất hiện hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu còn thấp hơn so với tỷ lệ ghi nhận của của thế giới là dưới 0,2/1 triệu liều, tức là tiêm cho khoảng 10 triệu trường hợp, có chưa đến 2 người tại Việt Nam gặp tình trạng này. Và tất cả các trường hợp bị huyết khối giảm tiểu cầu đều được xử lý rất tốt.
Một nghiên cứu 2 năm sau khi triển khai tiêm vắc-xin ở thế giới cho thấy, với người có tiền sử bị cục máu đông và người không có tiền sử cục máu đông, sau 21 ngày, không thấy có trường hợp nào xuất hiện tình trạng bệnh lý này.
Đó là cơ sở khoa học để chúng ta tự tin nói rằng, những người nào đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin an toàn, hiệu quả đều an toàn. Suốt từ tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam không tiêm vắc-xin AstraZeneca, thời gian quá dài so với thời gian chúng ta lo ngại, nên người dân hoàn toàn yên tâm không phải băn khoăn về cục máu đông.
Về vấn đề người dân lo lắng muốn đi xét nghiệm, ông Thái cho rằng, người dân không cần phải băn khoăn gây ra những lo lắng không cần thiết.
Sở dĩ như vậy là do trong cơ chế liên quan xuất hiện cục máu đông có nhiều lý do khác nhau, không riêng về một số chỉ số xét nghiệm. Nếu chúng ta quá hoang mang đi xét nghiệm, nhiều khi không phải bệnh lý đó, có thể là bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết. Đến giờ có đủ bằng chứng kết luận rằng, chúng ta không phải lo ngại gì nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Được biết, kể từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Do vậy đối với những người đã tiêm vắc-xin này, không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca từ gần 1 năm trước.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng.
Tại Việt Nam, vắc-xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng có điều kiện từ ngày 1/2/2021 để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 266 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vắc-xin AstraZeneca đã được sử dụng cho các mũi tiêm đầu tiên và các mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024