
-
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm
-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em
-
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em
-
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt
-
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động -
Nhiều hệ lụy vì “kiêng” khám bệnh sau Tết
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh
Sau 18 năm thực thi, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt trong công tác phòng bệnh. Các vấn đề y tế khác như bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần hiện đang bị bỏ ngỏ. Do đó, Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào y tế dự phòng, nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng ca mắc bệnh và giảm gánh nặng kinh tế, xã hội.
![]() |
Sau 18 năm thực thi, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt trong công tác phòng bệnh. |
Đầu tư cho y tế dự phòng có hiệu quả kinh tế rõ rệt: mỗi đồng chi cho dự phòng sẽ tiết kiệm được 100 đồng cho chi phí điều trị. Hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ giải quyết vấn đề y tế mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe hiệu quả và bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trong những năm qua, y tế dự phòng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, như việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng đã trở thành "mắt xích then chốt" trong việc khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các bệnh mới và sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm đang tạo ra những thách thức cho hệ thống y tế dự phòng, trong đó có những khoảng trống về pháp lý.
Theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành đã có những thành tựu đáng kể trong việc bảo đảm tính khả thi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Luật này cũng tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch y tế, tiêm chủng vắc-xin.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Các quy định như phân loại bệnh truyền nhiễm, báo cáo giám sát và thẩm quyền công bố dịch chưa thực sự linh hoạt, phù hợp với thực tế.
Sự xuất hiện liên tục của các bệnh truyền nhiễm mới như SARS, cúm A(H1N1), MERS-CoV, Covid-19, đậu mùa khỉ… đòi hỏi phải có những sửa đổi, bổ sung trong luật để quản lý các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn và tăng khả năng ứng phó khi có dịch bệnh mới. Bên cạnh đó, hiện nay cũng thiếu các quy định về dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, và quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường… đang gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Sự gia tăng của các bệnh này không chỉ gây gánh nặng cho hệ thống y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy về mặt tinh thần, kinh tế cho người bệnh và gia đình họ.
Phòng, chống hiệu quả các bệnh không lây nhiễm sẽ giúp hạn chế số người mắc bệnh trong cộng đồng, ngăn ngừa tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải cho bệnh viện.
Quy định phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã ban hành công văn gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Thông tư số 57/2024/TT-BYT, quy định phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo đó, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai giải quyết các thủ tục hành chính được phân cấp theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Bộ Y tế theo định kỳ hàng năm.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo và triển khai: Hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai các nội dung quy định tại Thông tư số 57/2024/TT-BYT của Bộ Y tế.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn và sắp xếp lại nguồn nhân lực. Đầu tư cơ sở hạ tầng: Lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc giải quyết thủ tục hành chính.
Rà soát và giải quyết khó khăn: Tiến hành rà soát, giải quyết các khó khăn (nếu có) để chuẩn bị cho việc thực hiện các quy định tại Điều 4 của Thông tư số 57.
Thông tư số 57/2024/TT-BYT có nhiều điểm mới, nhằm đẩy mạnh công khai, minh bạch, tinh gọn quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, nó cũng sẽ tăng cường năng lực quản lý và đội ngũ nhân sự thực hiện công tác cấp giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là củng cố hệ thống quản lý dữ liệu liên quan đến việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề và việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề. Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tiếp tục đăng tải và cập nhật công khai các dữ liệu này trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế hoàn thành việc triển khai và báo cáo kết quả trước ngày 22/02/2025. Nếu gặp vướng mắc, các Sở Y tế cần báo cáo về Bộ Y tế để được hướng dẫn thêm.
Thông tư 57 có hiệu lực từ ngày 1/3/2025. TS.Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, khi Thông tư này có hiệu lực, dự kiến sẽ giảm khoảng 70% số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh gửi về Bộ Y tế, đồng thời rút ngắn khoảng 80% thời gian giải quyết so với hiện tại. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thông tư 57 thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội và đồng thời quán triệt thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền của Chính phủ, nhằm cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên bao bì rượu bia
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chính phủ các quốc gia áp dụng nhãn cảnh báo về nguy cơ ung thư trên bao bì rượu bia, tương tự như cách thực hiện đối với thuốc lá.
WHO cho rằng việc dán nhãn này sẽ giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu bia và nguy cơ mắc ung thư, từ đó góp phần giảm thiểu tác hại từ việc uống rượu quá mức.
Các tổ chức từ thiện về ung thư đã hoan nghênh sáng kiến này, vì nó sẽ giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là khi nhiều người chưa nhận thức được rằng rượu là nguyên nhân gây ra 7 loại ung thư.
Ông Malcolm Clarke, Giám đốc Chính sách Phòng ngừa cấp cao của Cancer Research UK nhấn mạnh, rượu gây ra hai loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư ruột. Nhãn cảnh báo sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức và cân nhắc lại lượng rượu tiêu thụ.
Ireland sẽ là quốc gia đầu tiên trong Liên minh Châu Âu bắt buộc các nhà sản xuất rượu dán nhãn cảnh báo sức khỏe, bao gồm cả cảnh báo về ung thư, kể từ tháng 5 năm 2025.
Pháp và Lithuania cũng đã đưa ra các nhãn cảnh báo liên quan đến tác hại của rượu bia, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đức quy định độ tuổi được phép uống rượu cũng phải được ghi rõ trên nhãn.
Còn theo TS.Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cảnh báo ung thư sẽ là một minh chứng cho quyền bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, cung cấp thông tin quan trọng để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt về tác hại của rượu.
-
Tăng giá thuốc điều trị cúm để trục lợi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc -
Thu hồi thuốc Rabewell-20 không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Từ ngày 18/2: Nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 18/2: Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội -
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động -
Nhiều hệ lụy vì “kiêng” khám bệnh sau Tết -
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc