
-
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo
-
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ
-
Bệnh viện E và Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác nâng cao năng lực y tế hiện đại
-
Phấn đấu đưa cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bạch Mai vào vận hành trước 30/11
-
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi
Phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B sau triệu chứng đau đầu
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Tiên Yên, ban đầu gia đình đã tự điều trị cho cháu bé tại nhà, tuy nhiên các triệu chứng không thuyên giảm.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trẻ sau đó được đưa tới Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên trong tình trạng sốt không rõ nguyên nhân, nghi ngờ viêm não, màng não. Sau đó, bệnh nhi được chuyển tuyến đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nơi tiến hành xét nghiệm dịch não tủy và cho kết quả dương tính với virus viêm não Nhật Bản B.
Ngay sau khi xác định ca bệnh, Trung tâm Y tế Tiên Yên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch trên địa bàn.
Cụ thể, lực lượng y tế đã tiến hành điều tra dịch tễ, giám sát môi trường khu vực sinh sống của bệnh nhân, vận động người dân không nuôi gia súc dưới gầm sàn, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh khu vực xung quanh, đồng thời phun hóa chất xử lý môi trường, kiểm soát véc-tơ truyền bệnh.
Song song đó, ngành Y tế địa phương tiến hành rà soát danh sách trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản B để tổ chức tiêm vét kịp thời.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh thông qua hệ thống loa phát thanh xã, mạng xã hội, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng bệnh và tầm quan trọng của tiêm chủng đúng lịch.
Trung tâm Y tế Tiên Yên khuyến cáo phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến trạm y tế để được tư vấn và đăng ký tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản B đầy đủ, đúng lịch. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp phòng muỗi như không để nước tù đọng quanh nhà, phát quang cây cối, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Theo các chuyên gia y tế viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, lây truyền qua muỗi Culex, thường bùng phát vào mùa hè (tháng 5 đến 7) khi muỗi phát triển mạnh.
Bệnh gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tỷ lệ tử vong cao, từ 25% đến 35%. Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân dù được cứu sống vẫn để lại các di chứng nặng nề như rối loạn tâm thần, vận động, nghe kém, thậm chí bại liệt hoặc tử vong.
Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi vắc-xin được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, sau khi tiêm đủ liều cơ bản, cần tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm để duy trì miễn dịch.
Cảnh báo dịch tay chân miệng ở trẻ em
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh tay chân miệng nặng, có nguy cơ đe dọa tính mạng. Bệnh nhân là bé trai Ng.T.K. (23 tháng tuổi, ngụ xã Lương Hòa, tỉnh Tây Ninh).
Trước đó, gia đình ghi nhận bé bị bệnh hai ngày. Ngày đầu tiên, trẻ sốt cao, nôn ói và xuất hiện ban đỏ, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng. Sang ngày thứ hai, bé tiếp tục sốt, xuất hiện biểu hiện giật mình, chới với dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng.
Trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương và được chẩn đoán tay chân miệng độ 2a. Dù được điều trị theo phác đồ, tình trạng không cải thiện, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để tiếp tục theo dõi và can thiệp chuyên sâu.
BS.CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, khi nhập viện, bệnh nhi trong tình trạng lừ đừ, mạch nhanh 144 lần/phút, huyết áp 121/49 mmHg, nhịp thở 34 lần/phút không đều, có biểu hiện thở bụng. Các bác sỹ chẩn đoán bé mắc bệnh tay chân miệng độ 3, kèm cao huyết áp, toan chuyển hóa nặng và men gan tăng nhẹ.
Trước tình trạng nguy kịch, bệnh nhi nhanh chóng được đặt nội khí quản, thở máy, truyền thuốc vận mạch, kháng sinh, truyền dịch và điều chỉnh toan chuyển hóa theo đúng phác đồ điều trị tay chân miệng độ nặng.
Nhờ được can thiệp kịp thời, sau 5 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bé trai đã cải thiện rõ rệt, cai được máy thở và tiếp tục được theo dõi sát tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo các bác sỹ, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, do virus đường ruột (chủ yếu là Enterovirus 71) gây ra. Phần lớn các trường hợp có thể tự khỏi nhưng bệnh có thể diễn tiến rất nhanh, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, gây tổn thương thần kinh, hô hấp và tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi thấy các dấu hiệu bất thường như: sốt cao liên tục, nôn nhiều, quấy khóc, giật mình, run tay chân, đi đứng loạng choạng hoặc li bì. Không nên chủ quan tự điều trị tại nhà vì bệnh có thể chuyển nặng chỉ sau vài giờ.
Bệnh tay chân miệng thường bùng phát vào mùa hè và có thể lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường tiêu hóa - phân - miệng và dịch tiết mũi họng. Vì vậy, việc rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng.
Bé trai 13 tuổi bị nhồi máu não
Một bé trai 13 tuổi tại Quảng Ninh bất ngờ bị nhồi máu não trong đêm, với các biểu hiện méo miệng, nói khó, yếu liệt nửa người trái. Trường hợp này là hồi chuông cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm vốn tưởng chỉ gặp ở người lớn tuổi.
Đêm 14/7, em Q. (13 tuổi, trú tại Quảng Ninh) đang ngủ thì đột ngột xuất hiện các dấu hiệu méo miệng, nói khó, yếu liệt nửa người trái. Gia đình lập tức đưa em đến Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Trước đó, Q. hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý nào đặc biệt.
Tại bệnh viện, bệnh nhi nhanh chóng được khám lâm sàng và chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cùng chụp cắt lớp vi tính mạch máu não. Kết quả cho thấy em bị nhồi máu não vùng bán cầu trái, một dạng đột quỵ não do tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không lưu thông tới các vùng não cần thiết, gây tổn thương tế bào thần kinh.
Theo BSCKII Vương Thị Hào, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, nhồi máu não thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, với nhiều ca được ghi nhận ở trẻ em khỏe mạnh.
Bác sỹ cho biết nguyên nhân gây nhồi máu não ở trẻ nhỏ phức tạp hơn người lớn. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: bệnh lý tim bẩm sinh, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, rối loạn nhịp tim; bệnh mạch máu như dị dạng, viêm mạch, tắc động mạch não; các rối loạn đông máu, thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm; hay chấn thương, viêm vùng đầu cổ gây tổn thương mạch máu.
Trong trường hợp này, nhờ được đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng”, bệnh nhi đã được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, hạn chế được tổn thương thần kinh và nguy cơ di chứng.
Theo bác sỹ Hào, “thời gian vàng” trong điều trị nhồi máu não chỉ kéo dài từ 3 đến 6 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Nếu để muộn, tổn thương não có thể không hồi phục, dẫn tới tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh cần nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não ở trẻ em, bao gồm: đột ngột nói ngọng, nói khó, mất khả năng nói; méo miệng, sụp mí, cười lệch; yếu hoặc liệt tay chân một bên; đi lại loạng choạng, không vững; thay đổi ý thức như lơ mơ, ngủ gà, hôn mê hoặc có biểu hiện co giật không rõ nguyên nhân.
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh ngay lập tức, tuyệt đối không chần chừ hoặc tự điều trị tại nhà. Việc phát hiện sớm và can thiệp đúng thời điểm là yếu tố sống còn, giúp cứu sống bệnh nhi và hạn chế tối đa các di chứng về vận động, ngôn ngữ và nhận thức sau này.

-
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo
-
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ
-
Bệnh viện E và Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác nâng cao năng lực y tế hiện đại
-
Phấn đấu đưa cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bạch Mai vào vận hành trước 30/11
-
Tin mới y tế ngày 17/7: Phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B sau triệu chứng đau đầu -
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi -
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm Xi Chuan Qi nghi giả mạo -
Xây dựng hệ sinh thái minh bạch dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì cộng đồng -
Tin mới y tế ngày 16/7: Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy lô nước rửa tay chứa chất không công bố -
Phẫu thuật ung thư có khiến bệnh di căn nhanh hơn? -
Sàng lọc trước sinh giúp ngăn ngừa hiệu quả dị tật cho trẻ
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025