-
Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca bệnh sởi, dự báo dịch diễn biến phức tạp trong dịp Tết -
Kinh doanh thức ăn đường phố: Phạt từ 1-3 triệu đồng với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm -
Quảng Nam hoàn chỉnh, trình Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh -
Bộ Y tế ban hành Thông tư mới về kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt -
Tin mới y tế ngày 20/1: Hà Nội có 6 bệnh viện cấp chuyên sâu
Tỷ lệ sống 80% sau 10 năm ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm
Trong chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến với chủ đề "Phẫu thuật lồng ngực ít xâm lấn điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm" vừa được tổ chức các chuyên gia đã chia sẻ về các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, đặc biệt là ưu điểm của phẫu thuật robot trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm vì khó phát hiện ở giai đoạn đầu. |
Theo TTND.Nguyễn Hữu Ước- một chuyên gia tim mạch có uy tín, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn 3 hoặc 4. Đây là những giai đoạn muộn, nơi hiệu quả điều trị bị hạn chế hoặc không thể triệt căn, chủ yếu chỉ mang tính giảm nhẹ.
Ung thư phổi hiện đang có xu hướng trẻ hóa do các yếu tố như môi trường sống, hút thuốc lá chủ động và thụ động, ô nhiễm không khí, và đặc biệt là các đột biến gen làm gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó, các phương pháp chẩn đoán sớm ung thư phổi đang dần được phát triển, trong đó kỹ thuật tìm đột biến gen đóng vai trò quan trọng.
Cũng theo TTND.Nguyễn Hữu Ước, đa phần bệnh nhân chủ động đến khám, nhờ đó tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cao hơn. Bệnh viện liên tục đầu tư và phát triển các kỹ thuật mới để chẩn đoán sớm ung thư phổi và các loại ung thư khác, đồng thời đề xuất những giải pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm vì khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu của ung thư phổi thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như viêm họng, viêm đường hô hấp, hoặc các vấn đề về tim mạch.
Các triệu chứng thường gặp là Ho kéo dài lâu ngày, viêm họng, viêm đường hô hấp. Đau ngực (do tổn thương chèn ép khối u), đau sau vai, đau sau lưng. Khàn giọng, khàn tiếng. Ho ra máu, thở khò khè. Đau mỏi vai, cơ.
Bác sỹ khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ nên tầm soát ung thư phổi sớm, đặc biệt là người trên 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều, làm việc trong môi trường độc hại, phơi nhiễm chất phóng xạ hoặc mắc các bệnh lý nền.
Với sự phát triển của phẫu thuật ít xâm lấn, phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực hiện nay được áp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm.
Kỹ thuật này giúp phát hiện những tổn thương nhỏ, từ đó điều trị hiệu quả. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được theo dõi chặt chẽ và thực hiện các chụp CT định kỳ trong 1, 3, 6 tháng và 1 năm. Nếu không có dấu hiệu tái phát, bệnh nhân sẽ được đánh giá là khỏi bệnh sau 2-5 năm.
Với quy trình chẩn đoán sớm, phẫu thuật ít xâm lấn, tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm có thể lên đến trên 90%. Do đó, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân thăm khám và điều trị sớm để mang lại kết quả tốt nhất.
Hiện hệ thống Robot Davinci XI thế hệ mới nhất, cho phép bác sỹ thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp với độ chính xác cao, an toàn vượt trội và thời gian hồi phục nhanh chóng hơn.
Về phẫu thuật nội soi ung thư phổi giai đoạn sớm. Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến trên thế giới và cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay.
Phẫu thuật robot giúp bác sỹ điều khiển các cánh tay robot, giảm thiểu hiện tượng rung hoặc mỏi của bác sỹ. Hệ thống camera 3D giúp quan sát rõ cấu trúc giải phẫu trong quá trình phẫu thuật, từ đó tăng độ chính xác và giảm nguy cơ biến chứng.
Phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn muộn qua triệu chứng mệt mỏi kéo dài
Bà L., 65 tuổi, một người phụ nữ khỏe mạnh nhưng trong thời gian gần đây đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài và có cảm giác hồi hộp sau khi ăn. Những triệu chứng này không quá rõ ràng và dễ dàng bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường.
Khi tình trạng này không thuyên giảm, bà L. đã quyết định đi khám sức khỏe tổng quát. Kết quả khám và xét nghiệm tại Phòng khám Tâm Anh Quận 7 đã khiến bà bất ngờ khi phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn 3B, với tế bào ung thư đã di căn hạch.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Ngô Hoàng Kiến Tâm, chuyên gia nội soi tiêu hóa, mặc dù bệnh nhân không có những triệu chứng điển hình như sốt hay sụt cân, nhưng tình trạng thiếu máu trầm trọng và mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu quan trọng để phát hiện ung thư đại tràng.
Kết quả xét nghiệm máu của bà Lan cho thấy chỉ số Hemoglobin giảm xuống còn 7.0 g/dl, trong khi chỉ số bình thường ở nữ giới dao động từ 12 đến 16 g/dl. Chính tình trạng thiếu máu này đã khiến bà cảm thấy mệt mỏi và kém sức sống.
Thêm vào đó, kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) bụng cho thấy các dấu hiệu dày thành đại tràng, mất cấu trúc lớp đại tràng ngang góc gan, thâm nhiễm mỡ và các hạch nhỏ xung quanh.
Qua kỹ thuật nội soi đại trực tràng, bác sỹ phát hiện một polyp ở đại tràng góc gan với u sùi có bề mặt loét, dễ chảy máu.
Sau khi tiến hành thủ thuật cắt polyp và lấy mẫu mô sùi để sinh thiết, kết quả cho thấy polyp ở góc gan là ung thư biểu mô tuyến ống biệt hóa vừa, xâm nhập vào lớp ngoài cùng của đại tràng, trong khi polyp tăng sản độ thấp là lành tính. Tình trạng u loạn sản mức độ cao được xem là tiền ung thư, có khả năng chuyển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy ung thư đại tràng giai đoạn 3B với một hạch di căn trong số 14 hạch được lấy mẫu. Đây là một trong những lý do tại sao ung thư đại tràng giai đoạn muộn có tỷ lệ sống thấp, nhưng nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi hoàn toàn có thể lên tới 95%.
Sau khi sức khỏe ổn định, bà L. được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải và nạo hạch. Ca phẫu thuật diễn ra dưới sự hỗ trợ của công nghệ phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina Karl Storz, giúp bác sỹ quan sát rõ ràng và chính xác hơn trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời, việc sử dụng chất nhuộm ICG (Indocyanine Green) giúp kiểm tra máu nuôi ở miệng nối, giảm thiểu nguy cơ rò rỉ miệng nối sau phẫu thuật.
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến ở đường tiêu hóa, đồng thời là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trong các loại ung thư.
Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư đại tràng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở những người có chế độ ăn uống không khoa học, ít vận động hoặc có thói quen hút thuốc.
Ung thư đại tràng giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm thường gặp khó khăn. Các dấu hiệu của bệnh, như tiêu ra máu, thay đổi thói quen đi tiêu, thay đổi hình dạng phân, đau bụng, mót rặn, hoặc thiếu máu có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.
Chảy máu và mất máu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn, và trong trường hợp của bà Lan, tình trạng này đã âm ỉ diễn ra trong thời gian dài mà không được phát hiện cho đến khi bà cảm thấy mệt mỏi, mất sức. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột hoặc chảy máu tiêu hóa có thể xảy ra.
Để phòng ngừa ung thư đại tràng, bác sỹ Tâm khuyến cáo mọi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, và đặc biệt là thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát như nội soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện sớm ung thư đại tràng có thể giúp điều trị hiệu quả, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và mang lại cơ hội sống lâu dài cho bệnh nhân.
Tưởng viêm phế quản hóa bệnh tim nặng
Anh T., 35 tuổi, đã phải chịu đựng những cơn sốt kéo dài, ho nhiều và khó thở trong suốt một tháng. Ban đầu, anh tưởng rằng mình bị viêm phế quản và tự mua thuốc uống.
Tuy nhiên, tình trạng ho, mệt mỏi và khó thở ngày càng trầm trọng khiến anh sụt 3,5 kg. Dù đã được điều trị viêm phế quản tại một cơ sở y tế, nhưng triệu chứng không thuyên giảm, buộc anh phải đến cơ sở y tế chuyên sâu để khám.
Tại đây các bác sỹ đã phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các kết quả thăm khám cho thấy bốn buồng tim của anh T. giãn rất lớn, kèm theo một khối vôi hóa kích thước 13×5 mm ở vòng van động mạch chủ. Ngoài ra, xoang vành phải - một phần của gốc động mạch chủ bị phình to và vỡ, khiến van động mạch chủ bị hở mức độ trung bình.
Anh T. chia sẻ, từ khi chào đời, anh đã mang trong mình dị tật tim bẩm sinh: thông liên thất phần phễu. Đây là một khiếm khuyết tim bẩm sinh gây ra một lỗ thông giữa hai buồng tâm thất, nằm ngay dưới van động mạch phổi ở mặt tâm thất phải. Khi đó, máu giàu oxy từ tâm thất trái sẽ đi qua lỗ thông và trộn lẫn với máu ít oxy trong tâm thất phải.
Theo bác sỹ điều trị, bệnh nhân không theo dõi và tái khám trong suốt hơn chục năm, khiến lỗ thông liên thất ban đầu tiến triển, dẫn đến biến chứng phình vỡ xoang vành phải, cuối cùng gây suy tim nặng.
Biến chứng này đã ít xảy ra trong thời gian gần đây do hầu hết các trường hợp thông liên thất đều được phát hiện và điều trị sớm. Bác sỹ cũng cho biết, một nguyên nhân thường gặp gây vỡ phình xoang vành phải là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, vì vậy việc tầm soát và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân rất quan trọng.
Các bác sỹ đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối vôi hóa ở bờ lỗ thông liên thất, đồng thời cắt và tạo hình vỡ phình xoang vành phải, sửa van động mạch chủ. So với thay van, phẫu thuật sửa van động mạch chủ khó hơn rất nhiều. Phẫu thuật viên cần nắm rõ cấu trúc giải phẫu trong không gian ba chiều ở vùng này.
Sau phẫu thuật, chức năng co bóp của tim và tình trạng suy tim của anh T. đã cải thiện đáng kể. Anh được điều trị bằng thuốc vận mạch liều thấp, van động mạch chủ hoạt động tốt, lỗ thông đã đóng kín, xoang vành phải được tạo hình tốt, không có biến chứng ngoại khoa. Bệnh nhân đã xuất viện và được yêu cầu tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Thông liên thất phần phễu là một loại bệnh tim bẩm sinh ít gặp, chiếm khoảng 5-7% trong các trường hợp thông liên thất. Nếu lỗ thông có kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận, cũng như không có biến chứng, thì không cần phẫu thuật vì lỗ thông có thể tự đóng lại khi bệnh nhân lớn lên. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần theo dõi định kỳ để phát hiện các triệu chứng nếu có.
Khi lỗ thông liên thất có kích thước trung bình hoặc lớn hơn, kèm theo giãn buồng tim, tăng áp phổi ở trẻ nhỏ hoặc hở van động mạch chủ tiến triển ở người lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật.
Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, tăng áp động mạch phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim và các bệnh lý van tim.
-
Tin mới y tế ngày 21/1: Cơ hội sống cao khi phát hiện ung thư phổi sớm -
Bộ Y tế ban hành Thông tư mới về kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt -
Phòng ngừa nguy cơ tai nạn bỏng dịp Tết -
Tin mới y tế ngày 20/1: Hà Nội có 6 bệnh viện cấp chuyên sâu -
Ô nhiễm không khí gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong sớm -
Phòng ngừa bệnh hô hấp mùa Đông Xuân: Cảnh giác với virus hmpv, cúm và sởi -
Dự kiến các mức xử phạt hành vi tàng trữ, sử dụng thuốc lá thế hệ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”