
-
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
Khi tuổi thơ cần được bảo vệ, báo chí phải là tuyến đầu
-
Giữa mùa mưa, Hà Nội dốc sức ngăn sốt xuất huyết lan rộng
-
Tin mới y tế ngày 18/7: Cảnh báo sự xuất hiện các bệnh sốt rét ngoại lai
-
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo -
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ
Diễn biến nhanh và có nguy cơ gây biến chứng nặng nếu không được phát hiện kịp thời, những căn bệnh này đang khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ cần nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe con trẻ trong dịp hè này.
Phòng, chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Một trong những bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại nhất hiện nay là bệnh sởi. Theo bác sỹ chuyên khoa II Phạm Mạnh Thân (Bệnh viện An Việt), sởi là bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng, đặc biệt ở những nơi tập trung đông trẻ em như trường học, nhà trẻ.
![]() |
Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ cần nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe con trẻ trong dịp hè khi nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tăng. |
Dù có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày, nhưng nếu không được theo dõi sát sao, sởi có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng hoặc viêm não. Trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Các dấu hiệu cảnh báo sởi thường bao gồm sốt cao, phát ban, ho khan, chảy nước mắt, mắt đỏ… Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Song song với sởi, tay chân miệng cũng là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Căn bệnh này lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt, phân hoặc bọng nước của người bệnh.
Trẻ mắc tay chân miệng thường sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, nổi bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đôi khi lan ra mông hoặc khuỷu tay. Mặc dù phần lớn ca bệnh có thể tự khỏi sau 7–10 ngày, nhưng theo bác sỹ Phạm Mạnh Thân, nếu không phát hiện sớm, tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc theo dõi kỹ các dấu hiệu bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện nghiêm trọng là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, tiêu chảy cấp cũng là một trong những bệnh lý thường gặp và dễ bị coi nhẹ, trong khi đây lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu không được xử lý đúng cách. Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi ngoài nhiều lần trong ngày với phân lỏng, có thể lẫn chất nhầy hoặc máu, kèm theo các triệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng, quấy khóc và mệt mỏi.
Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột bởi virus (như Rotavirus) hoặc vi khuẩn (như E.coli, Salmonella), cũng có thể do dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa hoặc sử dụng thuốc không đúng cách.
Việc bù nước và điện giải kịp thời có vai trò sống còn trong điều trị tiêu chảy cấp. Trong những trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, tiểu ít, lừ đừ…), cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Trước thực trạng gia tăng các bệnh lý kể trên, bác sỹ Phạm Mạnh Thân nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác phòng bệnh: “Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay, việc chủ động phòng ngừa là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.”
Theo đó, phụ huynh cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo vệ sinh ăn uống, cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người trong thời điểm có dịch bệnh, vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, và đặc biệt là đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch.
Thay vì hoang mang, lo lắng khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên trang bị kiến thức y tế cơ bản để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, xử lý đúng cách và chủ động phòng tránh. Đó chính là cách thiết thực nhất để bảo vệ con trẻ khỏi những nguy cơ bệnh tật đang tiềm ẩn trong môi trường sống hằng ngày.
Cảnh báo dấu hiệu ung thư thanh quản
Sau ba tháng chịu đựng tình trạng đau họng, nuốt vướng và khàn tiếng kéo dài mà không đi khám, ông K. (60 tuổi) phát hiện mình mắc ung thư thanh quản ở giai đoạn muộn, khi khối u đã xâm lấn ra ngoài thanh quản và ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc quan trọng vùng cổ.
ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, người điều trị thanh quản cho ông K. cho hay, qua thăm khám, bác sỹ ghi nhận vùng họng sung huyết, xuất hiện u sùi ở băng thanh thất trái, lan đến dây thanh trái và vùng hạ thanh môn. Thanh môn đóng không kín, gây ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng phát âm, dẫn đến tình trạng khàn tiếng kéo dài.
Để đánh giá chính xác tổn thương, ông K. được chỉ định chụp CT-scan và sinh thiết. Hình ảnh chụp cho thấy khối u lan rộng xuống hạ thanh môn, xâm lấn mô mềm bờ dưới sụn giáp phía trước và có dấu hiệu lan vào phần trên sụn giáp bên phải. Dựa trên các kết quả cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán ông K. mắc ung thư thanh quản giai đoạn T4aN2cMx. Sinh thiết sau đó xác nhận khối u là ung thư biểu mô tế bào vảy xâm nhập độ 2, thể ung thư thường gặp nhất tại vùng thanh quản.
Theo bác sỹ Hằng, ung thư thanh quản ở giai đoạn T4a là giai đoạn tiến triển, khối u đã xâm lấn cấu trúc bên ngoài thanh quản. Trong khi đó, N2c cho thấy tế bào ung thư đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ, nhưng chưa có dấu hiệu di căn xa. Trường hợp này bắt buộc phải điều trị tích cực, có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thanh quản để kiểm soát khối u và ngăn ngừa di căn.
Bác sỹ Hằng cho biết, điều đáng tiếc là ông K. đã có các dấu hiệu cảnh báo rõ rệt từ ba tháng trước như khàn tiếng kéo dài, nuốt đau, nuốt vướng, ho khan, nhưng lại chủ quan, cho rằng chỉ là viêm họng thông thường. Nếu được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu (T1–T2), ung thư thanh quản có tiên lượng điều trị rất tốt và hoàn toàn có thể bảo tồn giọng nói. Tuy nhiên, ở giai đoạn T4, phẫu thuật cắt thanh quản là phương án bắt buộc, đồng nghĩa với việc mất khả năng nói như trước đây.
Tiên lượng sống của người bệnh ung thư thanh quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, vị trí và kích thước khối u, tuổi tác và thể trạng chung.
Theo dữ liệu từ Thư viện Y khoa Mỹ, tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư thanh quản là 77% nói chung. Nếu được phát hiện ở giai đoạn 1 hoặc 2, khi khối u còn khu trú trong thanh quản – tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 84%. Tỷ lệ này giảm còn 52% nếu đã có di căn hạch và chỉ còn 45% nếu bệnh đã di căn xa. sỹ
Ung thư thanh quản thường xuất hiện ở nam giới trung niên và cao tuổi, tuổi chẩn đoán trung bình khoảng 65. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 4-5 lần so với nữ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia kéo dài, tiếp xúc lâu dài với bụi gỗ, khói thuốc lá thụ động, chất phóng xạ hoặc nghề nghiệp đòi hỏi phải nói nhiều.
Vì có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính như viêm họng, viêm thanh quản, nên ung thư thanh quản giai đoạn sớm rất dễ bị bỏ qua. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, ho khan, nuốt vướng, đau họng, cảm giác có dị vật trong cổ, khó thở hoặc mất tiếng.
Bác sỹ Hằng khuyến cáo, bất kỳ ai có triệu chứng bất thường vùng họng hoặc giọng nói kéo dài trên hai tuần nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi thanh quản, nội soi hoạt nghiệm và thực hiện xét nghiệm cần thiết.
Ngoài ra, việc tầm soát ung thư định kỳ cũng vô cùng quan trọng. Những người có yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc, uống rượu, viêm thanh quản mạn tính, trào ngược dạ dày, hoặc làm việc trong môi trường độc hại nên tầm soát 6 tháng một lần. Với người bình thường, nên kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư ít nhất mỗi năm một lần.
Để phòng ngừa ung thư thanh quản, cần thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất, giữ giọng nói hợp lý và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Phát hiện sớm vẫn là yếu tố quyết định trong cuộc chiến với ung thư – đừng để những triệu chứng tưởng chừng đơn giản trở thành lời cảnh báo muộn màng.
Công nghệ cao mở ra hy vọng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh cơ
Bệnh lý thần kinh cơ là nhóm bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên và cơ bắp, gây ra các triệu chứng từ nhẹ như tê yếu tay chân, mỏi cơ đến nặng như liệt, khó nuốt, suy hô hấp. Những biểu hiện ban đầu thường mơ hồ, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khiến nhiều người bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị hiệu quả
Theo BS.CKI Trần Thanh Thúy, hệ thống y tế Tâm Anh, bệnh thần kinh cơ bao gồm nhiều dạng bệnh lý như nhược cơ, loạn dưỡng cơ, xơ cứng teo cơ một bên (ALS), viêm đa dây thần kinh, hội chứng Guillain-Barré, bệnh Charcot-Marie-Tooth…
Những bệnh này có thể do di truyền, do rối loạn tự miễn hoặc liên quan đến các bệnh nền như đái tháo đường. Biểu hiện lâm sàng thường đa dạng: tê bì tay chân, yếu cơ, đau cơ, run, sụp mí, khó nói, khó nuốt, nói ngọng, méo mặt, khó ngủ, suy giảm chức năng hô hấp…
“Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ thấy mỏi cơ, yếu nhẹ, khó vận động tinh tế như cầm bút, bấm điện thoại, hoặc sụp mí nhẹ nên dễ chủ quan. Có những trường hợp kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm mới được chẩn đoán đúng, khi tổn thương thần kinh đã không thể phục hồi”, bác sỹ Thúy chia sẻ.
Bà cũng cho biết không ít bệnh nhân đến viện trong tình trạng yếu liệt toàn thân, không đi lại được, khó thở do rối loạn chức năng hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh tồn.
Còn theo BSNT.CKI Nguyễn Tuấn Anh, để chẩn đoán chính xác bệnh lý thần kinh cơ, vốn liên quan đến nhiều thành phần khác nhau như rễ thần kinh, đám rối, dây thần kinh, tiếp hợp thần kinh, cơ hay bản thân cơ bắp, bác sỹ cần kết hợp lâm sàng với các phương pháp cận lâm sàng chuyên sâu. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều công nghệ cao đã được ứng dụng đồng bộ trong khám và điều trị nhóm bệnh lý này.
Trong đó, đo điện cơ (EMG) là công cụ quan trọng giúp phân biệt tổn thương thần kinh hay cơ. Siêu âm thần kinh công nghệ cao Acuson Sequoia cho phép đánh giá dây thần kinh ngoại biên với độ phân giải cao. Kỹ thuật MRI 3 Tesla chuyên sâu thần kinh hỗ trợ phát hiện tổn thương nhỏ, khu trú tại thần kinh trung ương hoặc mô mềm.
Các xét nghiệm sinh học phân tử và di truyền học giúp xác định sớm các đột biến gene, đặc biệt hữu ích trong các bệnh lý di truyền. Ngoài ra, sinh thiết cơ và chọc dò tủy sống cung cấp bằng chứng mô bệnh học và miễn dịch học trong các trường hợp viêm hoặc bệnh lý tự miễn hiếm gặp.
Không chỉ dừng lại ở chẩn đoán, công nghệ cao còn giúp bác sỹ theo dõi sát tiến triển bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt trong các bệnh mạn tính như loạn dưỡng cơ hay CIDP (viêm đa dây thần kinh mạn tính). Việc theo dõi định kỳ bằng các phương tiện hiện đại giúp đánh giá đáp ứng điều trị, điều chỉnh phác đồ kịp thời, ngăn chặn biến chứng.
Theo ThS.BS.CKI Dương Thị Cẩm Tuyên, tùy vào từng người bệnh, bác sỹ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa. Các phương pháp bao gồm dùng thuốc ức chế miễn dịch, kiểm soát nguyên nhân nền như đái tháo đường, kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sớm. Trong những ca nặng, có thể áp dụng lọc huyết tương hoặc truyền immunoglobulin tĩnh mạch nhằm kiểm soát triệu chứng và hạn chế nguy cơ suy hô hấp.
Thông qua chương trình tư vấn, người dân sẽ được giải đáp chi tiết các câu hỏi như: Làm sao nhận biết sớm bệnh thần kinh cơ? Khi nào cần đi khám chuyên sâu? Những công nghệ nào đang mang lại hiệu quả vượt trội trong chẩn đoán và điều trị? Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý thần kinh cơ, khuyến khích người có triệu chứng đi khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh biến chứng đáng tiếc.
Bệnh lý thần kinh cơ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, giúp người bệnh duy trì khả năng vận động, sinh hoạt và nâng cao chất lượng sống. Công nghệ hiện đại kết hợp chuyên môn sâu của đội ngũ bác sỹ đang mở ra hy vọng mới cho hàng nghìn người mắc bệnh lý phức tạp này.
-
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo -
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ -
Bệnh viện E và Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác nâng cao năng lực y tế hiện đại -
Phấn đấu đưa cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bạch Mai vào vận hành trước 30/11 -
Tin mới y tế ngày 17/7: Phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B sau triệu chứng đau đầu -
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi -
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm Xi Chuan Qi nghi giả mạo
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One