-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Mắc sỏi thận vì lười uống nước
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu-Thận học-Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay cơ sở đang điều trị cho bệnh nhân N.A.T. (26 tuổi, nhà ở Đồng Nai) bị sỏi thận.
Ảnh minh họa. |
Theo chia sẻ của bệnh nhân anh làm việc tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM. Ngoài thời gian làm việc chính thức, anh thường xuyên tăng ca tối để vận chuyển, kiểm kê hàng nhập/xuất kho của siêu thị.
Công việc bận rộn nên anh đã quen với những bữa cơm mua ngoài “cho xong bữa” và uống ít nước, nhịn đi tiểu trong giờ làm, chỉ đi tiểu khi bụng đau, căng tức.
Khi mang vác, vận chuyển hàng hóa của siêu thị, anh T. thường thấy đau âm ỉ tại vùng hông dưới bên trái, đi tiểu thấy có máu.
Tuy nhiên, lúc ngồi một chỗ làm việc hay đi lại nhẹ nhàng thì không đau, không tiểu máu nên anh nghĩ do ảnh hưởng của vết mổ ruột thừa 10 năm trước.
Gần đây, anh chuyển sang kinh doanh tại nhà, có nhiều thời gian hơn nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám sức khỏe thì phát hiện thận trái lấp kín sỏi.
Bác sĩ Hoan cho biết kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) thấy trong bể thận trái của anh T. có rất nhiều sỏi đủ kích thước.
Ngoài ra, nồng độ bạch cầu trong nước tiểu tăng là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu nhưng người bệnh chưa có biểu hiện sốt, rét run.
Theo bác sĩ Hoan, những trường hợp lấy ra lượng sỏi lớn trong thận như anh T. hiện nay ít gặp do ý thức khám sức khỏe định kỳ của người dân ngày càng nâng cao. Người bệnh có xu hướng điều trị sớm khi sỏi còn nhỏ.
Ở trường hợp của anh T., sỏi tuy nhiều nhưng không gây tắc nghẽn, ít gây đau. Tuy nhiên, do có sỏi san hô lớn, nếu không điều trị sớm, viên sỏi gia tăng kích thước, choán hết bể thận, gây ứ nước tiểu, dẫn đến nhiễm khuẩn thận, ứ mủ, suy giảm từ từ chức năng thận, nguy cơ phải cắt thận. Nguy hiểm hơn gây nhiễm khuẩn vào máu, có thể cướp đi tính mạng người bệnh.
Bác sĩ Hoan cho biết sỏi tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng có tính di truyền. Người có sỏi thì người thân ruột thịt của người bệnh cũng dễ bị sỏi hơn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trên 8.870 cặp song sinh phát hiện khả năng di truyền sỏi thận lên tới 56%.
Một nghiên cứu khác tại Anh cho thấy 35% người bệnh sỏi thận do tăng canxi niệu có nguyên nhân di truyền từ gia đình. Ngoài di truyền, thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân hình thành sỏi phổ biến.
Bác sĩ Hoan khuyến cáo người dân nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), ăn giảm mặn; giảm dầu mỡ, đạm động vật, thực phẩm giàu oxalat (củ cải trắng, khoai lang, rau chân vịt…); hạn chế nước uống có ga, rượu bia…
Khi có dấu hiệu đau hông lưng dữ dội nhất là khi vận động mạnh, tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần… cần đến bệnh viện khám, điều trị kịp thời.
Với người cơ địa dễ tạo sỏi hoặc có người nhà có tiền sử điều trị sỏi, cần khám sức khỏe định kỳ 12 tháng/lần để sớm phát hiện, điều trị khi sỏi còn nhỏ.
Cảnh giác với viêm phổi do Mycoplasma
Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, trong đó có nhiều trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, sốt xuất huyết.
Một số trường hợp đến viện trong tình trạng biến chứng nhiễm khuẩn huyết nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Thời điểm giao mùa, thời tiết có sự thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.
Theo thực tế ghi nhận tại các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma tăng đột biến. Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến, do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra.
Bệnh thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, phát tán qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do có những triệu chứng khác với bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường khác.
Ban đầu trẻ có những biểu hiện viêm long đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, sốt. Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…
Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như viêm kết mạc, nổi mày đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa, tiết niệu…
Với các triệu chứng không điển hình, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma thường không được chẩn đoán sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị trở nên không kịp thời.
Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ được chẩn đoán theo kinh nghiệm dẫn đến nhầm lẫn, điều trị sai cách, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Theo các chuyên gia, viêm phổi có nhiều căn nguyên, trong đó Mycoplasma Pneumoniae (vi khuẩn không điển hình) là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở cộng đồng ở trẻ em. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở nhóm trẻ lớn.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ từ 5-10 tuổi, tỉ lệ mắc viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae là 16%, trong khi đó nhóm trẻ 10-17 tuổi, tỷ lệ này lên đến 23%.
Khi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau thời gian này, bệnh sẽ khởi phát và trải qua những triệu chứng sau:
Ban đầu trẻ có những biểu hiện viêm long đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, sốt. Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…
Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như có thể bị viêm kết mạc, nổi mày đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa, tiết niệu…
Những triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ nhầm với những tác nhân viêm phổi khác như viêm phổi do virus, viêm phổi do vi khuẩn khác vì có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở hoặc chụp phim X- Quang phổi có những tổn thương trên phim.
Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định tác nhân viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae cần phải làm xét nghiệm đặc hiệu.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up