
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Công nhân làm việc tại cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq ngày 14/12/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuy nhiên, giá dầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định áp thuế lẫn nhau của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo hàng tháng của IEA, sự bất ổn tại Syria và Yemen đã giúp đẩy giá dầu thô Brent vượt quá mức 70 USD/thùng.
Bên cạnh đó, việc một số quốc gia tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu hạ sản lượng nhiều hơn mức quy định đã làm giá dầu tăng lên mức 72,60 USD/thùng đối với dầu thô Brent và 67,65 USD/thùng đối với giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI).
Trong khi đó, ngày 12/4, OPEC nhận định tình trạng dư thừa dầu mỏ trên toàn cầu đang dần được khắc phục, trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối này.
Trong báo cáo tháng, OPEC cho biết dự trữ dầu thô trong tháng 2 tại các nền kinh tế phát triển giảm 17,4 triệu thùng xuống còn 2,854 tỷ thùng, trái ngược so với mức tăng trong tháng 1.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết OPEC đã thực hiện hơn 150% cam kết cắt giảm sản lượng và nguồn dầu dư thừa đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2017, từ 400 triệu thùng xuống mức chỉ còn cao hơn 43 triệu thùng so với con số bình quân của 5 năm qua.
OPEC nhận định triển vọng lạc quan của kinh tế toàn cầu 2018, doanh số bán xe gia tăng trong những tháng gần đây, lượng tiêu thụ sản phẩm của Mỹ ở mức cao hơn trong tháng 1 và sự thắt chặt ở các thị trường sản xuất trên toàn cầu sẽ là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các chế phẩm dầu mỏ.
Trong khi đó, thống kê cho thấy sản lượng dầu mỏ của OPEC đã giảm 201.000 thùng/ngày so với tháng 2, xuống 31,96 triệu thùng/ngày trong tháng 3, do sản lượng của Angola, Algeria, Venezuela, Saudi Arabia và Libya sụt giảm.
OPEC, Nga và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đã bắt đầu cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017. Thỏa thuận này dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm nay và OPEC sẽ nhóm họp vào tháng 6 tới tại Vienna (Áo) để quyết định các bước đi tiếp theo.
Trong một thông báo, Saudi Arabia cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trên sẽ tiếp tục được gia hạn cho đến năm 2019.
Cũng trong báo cáo, OPEC điều chỉnh nâng dự báo mức tăng nguồn cung dầu thô từ các đối thủ ngoài OPEC thêm 80.000 thùng/ngày lên 1,71 triệu thùng/ngày, nhờ sự gia tăng hoạt động sản xuất tại Mỹ và Nga.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower