Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
TKV chỉ chờ được giá là rút vốn ngoài ngành
Phan Long - 20/04/2014 13:03
 
TKV hiện còn khoảng 500 tỷ vốn ngoài ngành tại Ngân hàng SHB, Công ty Chứng khoáng SHS, Khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh) và Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội - Sài Gòn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
VNPT, Mobifone không được thay nhân sự trước tái cơ cấu
VietinBank đề nghị chuyển nợ của Vinalines thành vốn góp
Những đợt IPO bất thành được báo trước
Nhà nước không bao giờ bán rẻ tài sản
Lộ dần giá trị Vietnam Airlines
  TKV sẽ thoái 500 tỷ đồng vốn ngoài ngành tại 4 đơn vị trong năm 2014  
  TKV sẽ thoái 500 tỷ đồng vốn ngoài ngành tại 4 đơn vị trong năm 2014  

Tại buổi họp báo tình hình sản xuất, kinh doanh quý I/2014 của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Biên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu doanh nghiệp, từ đầu năm 2014, TKV đã giải thể 9 công ty TNHH MTV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất than để chuyển thành chi nhánh của TKV hoạt động ổn định.

Trong số 8 đơn vị được quyết định cổ phần hóa, Tập đoàn đã tiến hành cổ phần hóa được 2 công ty và đã ra quyết định chuyển cổ phần hóa đối với 6 đơn vị còn lại để hoàn thành chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ 1/1/2015.

Theo ông Biên, Tập đoàn đã quyết định lấy giá trị của doanh nghiệp từ ngày 31/3/2014 là thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Cụ thể, 6 công ty còn lại phải cổ phần hóa là: Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Công nghệ mỏ Miền Bắc, Tổng công ty Khoáng sản, công ty TNHH MTV Cơ khí đóng tàu, Công ty Phát triển công nghệ và thiết bị mỏ, Công ty xây lắp Môi trường – Nhân Cơ.

Trước đó, trong một sự kiện khác, TKV đã cho biết, dự kiến đến 30/9/2014 sẽ hoàn thành phương án chào bán cổ phần ra công chúng (IPO) 3 đơn vị là Công ty Điện lực, Tổng công ty Công nghệ mỏ Miền Bắc, Tổng công ty Khoáng sản để tiến hành đấu giá trong quý IV/2014.

Hiện nay, 2 đơn vị là Tổng công ty Điện và Tổng công ty Khoáng sản đang được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.

“Với tiến độ thực hiện, Tập đoàn dự kiến đặt mục tiêu trong năm 2014, chậm nhất là đầu năm 2015 sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ 8 đơn vị”, ông Biên khẳng định.

Về tình hình thoái vốn ngoài ngành, trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao còn chậm, ông Biên cho rằng, việc thực hiện thoái vốn ngoài ngành của TKV không chậm, đã triển khai từ các năm trước và đã hoàn thành thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp.

Vốn đầu tư ngoài ngành của TKV hiện chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng tại 4 đơn vị là Ngân hàng SHB, Công ty Chứng khoán SHS, Khu kinh tế Hải Hà và Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn – Hà Nội.

“500 tỷ đồng so với số vốn sở hữu 33.000 tỷ đồng của TKV là không đáng kể. Hơn nữa, giá cổ phiếu của các đơn vị nói trên đang có tiến triển tốt, nên chỉ chờ thời điểm được giá là rút, thủ tục rất đơn giản, không có gì khó khăn”, ông Biên nói.

Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại, TKV cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại các công ty không thuộc ngành nghề chính đã cổ phần hóa từ mức sở hữu chi phối xuống mức dưới 36% và đã thoái vốn vào các lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng, hạ tầng.

Cụ thể, trong quý I/2014, Công ty cổ phần than Miền Nam đã hoàn thành đấu giá chào bán cổ phần giảm vốn của Tập đoàn từ hơn 77% xuống còn 34%, thu về gần 26 tỷ đồng; hoàn thành thoái vốn tại Công ty Bảo hiểm hàng không (VNI) thu về 50 tỷ đồng.

Vinacomin thoái vốn ngoài ngành: không phải vấn đề lớn Vinacomin thoái vốn ngoài ngành: không phải vấn đề lớn

(baodautu.vn) Ông Trần Xuân Hoà, Chủ tịch HĐTV Vinacomin khẳng định, với Vinacomin, thoái vốn không phải là vấn đề lớn, do quy mô đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn thấp.  Không ưu đãi thuế, phí cho Vinacomin Than lậu vẫn được hậu thuẫn, bảo kê  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư