Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Tôn vinh 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2020
Khánh Linh - 11/12/2020 13:57
 
Phát triển bền vững đã không còn là sự lựa chọn của doanh nghiệp mà là bắt buộc trong xu thế phát triển.
.
Gần 1.000 người theo dõi Lễ công bố doanh nghiejp phát triển bền vững 2020 trực tuyến

Lễ vinh danh đặc biệt

100 doanh nghiệp được vinh danh bởi các nỗ lực thực hiện phát triển bền vững có lẽ sẽ không quên Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2020.

Covid-19 đã khiến quy trình trao chứng nhận không còn bình thường cũ. 100 doanh nghiệp nhận chứng nhận trên ... màn hình. Lễ công bố là nơi các doanh nghiệp ra mắt và nhận tôn vinh.

Nhưng đổi lại, thay vì 250 khách mời có mặt chứng kiến, hình ảnh của 100 doanh nghiệp bền vững năm 2020 đã được truyền trực tuyến, với gần 1.000 người theo dõi.

Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) được VCCI phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài nguyên Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức thường niên từ năm 2016. Năm nay, 100 doanh nghiệp xuất sắc nhất, đi đầu trong thực hiện phát triển bền vững được lựa chọn từ hơn 500 doanh nghiệp lọt qua vòng sơ khảo.

Các doanh nghiệp này được đánh giá dựa trên  Bộ chỉ số CSI với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực  là Chỉ số Kết quả phát triển bền vững, Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động.

CSI 2020 đã được nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đã ký kết gần đây (như CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, EVFTA – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU), cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ chỉ số CSI 2020.

Điều đáng nói là thông qua việc cung cấp thông tin theo Bộ Chỉ số CSI, doanh nghiệp có thể hệ thống các thông tin về quản trị doanh nghiệp bao gồm quy trình, cách thức tổ chức quản lý, sản xuất, hiệu quả hoạt động, các quy định và văn bản pháp luật cần tuân thủ, từ đó có thể cải thiện và phát huy chiến lược phát triển bền vững.

Phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn

 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham dự và chúc mừng 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2020
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham dự và chúc mừng 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2020

Sự có mặt nhiều hơn của các doanh nghiệp Việt Nam trong danh sách 100 doanh nghiệp tiêu biểu đang cho thấy những thay đổi lớn trong tư duy phát triển của nhiều doanh nghiệp. Thay vì sự lựa chọn vì đòi hỏi của bạn hàng, đối tác như nhiều năm trước, nhiều doanh nghiệp đã xác định phát triển bền vững như một con đường tất yếu và duy nhất giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới như hiện nay.

Có thể thấy như cái nên như Vinamilk, May 10, TNG, Cao su Bến Thành... trong Top 10 lĩnh vực sản xuất; PNJ, Vietinbank, Hưng Thịnh, Bảo Việt... trong Top 10 lĩnh vực dịch vụ.

“Phát triển bền vững là giấy thông hành để doanh nghiệp đi vào thị trường thế giới và căn cước của một công dân có trách nhiệm trong nền kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đã xác định rõ con đường phải đi, đã cam kết thực thi trong doanh nghiệp, từ cấp lãnh đạo đến từng cá nhân người lao động. 10 năm trước, khi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững được thành lập, không nhiều doanh nghiệp nói về điều này”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững nói trong Lễ công bố.

Trước Lễ công bố, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020) với chủ đề “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội”, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định: “Chúng ta không thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững nếu thiếu doanh nghiệp, và sẽ không có doanh nghiệp nếu không đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Việc hoàn thành các SDGs có thể mở ra cơ hội thị trường trên toàn cầu trị giá ít nhất 12 nghìn tỷ USD vào năm 2030”.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh Covid-19, UNDP đang tích cực phối hợp với các đối tác, bao gồm các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cả doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp hoạt động ‘xanh hơn, sạch hơn, phục hồi và ứng phó tốt hơn’ nhằm đạt được các SDGs trong thập kỷ hành động đến năm 2030

Rõ ràng, khi mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo ra những SDGs cho riêng mình, xây dựng chiến lược phát triển bền vững, quyết tâm theo đuổi và triển khai, quản trị bài bản chuyên nghiệp – sẽ tạo nên cho doanh nghiệp – những điểm mạnh lợi thế cạnh tranh, để trở nên khác biệt và nhân văn hơn.

"Phát triển bền vững không chỉ là thách thức mà là cơ hội. Hàng chục tỷ USD sẽ là thị trường mới cho phát triển bền vững và đó sẽ là cơ hội phát triển cho tất cả chúng ta", ông Lộc nói.

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020: Số hóa nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit - VBS) sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 do Việt Nam làm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư