
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Phối cảnh cảng hàng không Phan Thiết. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý về đề xuất của UBND tỉnh Bình Thuận liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo Bộ GTVT, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18/6/2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021), tại điểm a khoản 1 của Điều 101 quy định chuyển tiếp: “Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật này. Trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này”.
Do vậy, UBND tỉnh Bình Thuận cần căn cứ vào thời điểm thực hiện và quy định pháp luật liên quan tại thời kỳ đó để triển khai đảm bảo đúng quy định.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Phan Thiết sẽ điều chỉnh về quy mô, công suất (điều chỉnh: từ cấp 4C lên cấp 4E, đường cất hạ cánh từ 2.400m lên 3.050m, sân đỗ máy bay từ 3 vị trí lên 6 vị trí, công suất từ 500.000 hành khách/năm lên 2 triệu hàng khách/năm,...) và tổng mức đầu tư tăng (từ 1.693 tỷ đồng lên 3.833 tỷ đồng) nên Bộ GTVT đề nghị làm rõ năng lực nhà đầu tư đã ký hợp đồng để đảm bảo triển khai các bước tiếp theo phù hợp quy định.
“Theo Dự án đã phê duyệt và Hợp đồng đã ký giữa UBND tỉnh Bình Thuận và Nhà đầu tư, thời gian thu phí hoàn vốn trên 80 năm, do đó đề nghị rà soát đảm bảo thời gian giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xem xét tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án để UBND tỉnh làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gồm 2 dự án thành phần độc lập: Dự án đầu tư hạng mục hàng không dân dụng cảng hàng không Phan Thiết (BOT) và Dự án đầu tư khu sân bay quân sự tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Dự án eKQ920). Trong đó, Dự án eKQ920 Bộ Quốc phòng đã tổ chức lập và hoàn thành hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án với tổng mức đầu tư là 7.925 tỷ đồng.
Đối với Dự án đầu tư hạng mục hàng không dân dụng cảng hàng không Phan Thiết theo hình thức BOT (điều chỉnh từ cấp 4C lên cấp 4E), UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Đây sẽ là cảng hàng không cấp 4E, với vai trò sân bay dùng chung dân dụng (có hoạt động bay quốc tế) và quân sự (sân bay quân sự cấp I). Nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm (tương đương 800 hành khách/giờ cao điểm) đến năm 2030 và các hạng mục công trình phụ trợ khác đảm bảo phục vụ Cảng hàng không cấp 4E. Các hạng mục hàng không dân dụng nói trên có điện tích sử dụng đất 145,6 ha này tổng mức đầu tư khoảng 3.833 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, theo Quy hoạch Phát triển giao thông hàng không giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030, Cảng hàng không Phan Thiết là sân bay lưỡng dụng cấp 4 E (hàng không dân dụng) và cấp I (quân sự), công suất 2 triệu hành khách/năm, đón được máy bay A321 hoặc tương đương.
Vào tháng 3/2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 745/TTr – UBND đề nghị Bộ GTVT thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở Dự án BOT cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng. Theo đó, Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng đầu tư theo hình thức BOT, có tổng mức đầu tư 3.395,96 tỷ đồng vẫn sẽ do Công ty cổ phần Rạng Đông là nhà đầu tư. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được thu phí dịch vụ hàng không trong thời gian không quá 77 năm 7 tháng (thời gian chính xác sẽ được chốt khi ký kết hợp đồng).
Trước đó, tháng 1/2015, Dự án cảng hàng không Phan Thiết đã được UBND tỉnh Bình Thuận khởi công với quy mô là sân bay lưỡng dụng cấp 3 C, đón được máy bay cỡ nhỏ như ATR72, công suất 1 triệu lượt hành khách/năm.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới