
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với báo chí sau khi ký sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào ngày 31/1/2025. Ảnh: AFP |
Đặt an toàn của người Mỹ và an ninh quốc gia lên hàng đầu
Tổng thống Trump hôm 1/2 đã ký một sắc lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, cũng như thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, các nguồn năng lượng từ Canada sẽ bị áp mức thuế thấp hơn 10% để "giảm thiểu mọi tác động gây gián đoạn mà chúng ta có thể gây ra đối với giá xăng và dầu sưởi ấm gia đình".
Hoạt động thương mại hàng năm của Mỹ với 3 quốc gia kể trên có quy mô khoảng 1.600 tỷ USD. Ông Trump đang tìm cách sử dụng thuế quan vừa là con bài mặc cả vừa là phương pháp để tạo ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại, cụ thể là các vấn đề về nhập cư và buôn bán ma túy.
Nhà Trắng hôm 1/2 tuyên bố trên website của mình rằng việc tiếp cận thị trường Mỹ là một đặc quyền. Mỹ có một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới và có mức thuế quan trung bình thấp nhất thế giới.
Trong khi hoạt động thương mại chiếm 67% GDP của Canada, 73% GDP của Mexico và 37% GDP của Trung Quốc, thì nó chỉ chiếm 24% GDP của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào năm 2023, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ là lớn nhất thế giới với hơn 1.000 tỷ USD, Nhà Trắng cho biết.
"Thuế quan là một đòn bẩy mạnh mẽ, đã được chứng minh để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tổng thống Trump đang sử dụng các công cụ trong tay và thực hiện hành động quyết đoán đặt sự an toàn của người Mỹ và an ninh quốc gia lên hàng đầu", tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.
Nhà Trắng cũng khẳng định, mặc dù các chính quyền trước đây đã không tận dụng được sự kết hợp giữa sức mạnh đặc biệt của nước Mỹ và vai trò độc đáo của nước này trong thương mại thế giới để thúc đẩy lợi ích an ninh của người dân Mỹ, nhưng Tổng thống Trump thì không.
Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội X, ông Trump đã trích dẫn các quyền hạn mà ông có theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA).
Tổng thống Trump cho biết ông đã ban hành các khoản thuế "vì mối đe dọa lớn từ người nhập cư bất hợp pháp và các loại ma túy chết người đang hủy hoại công dân của chúng tôi, bao gồm cả tiền chất fentanyl". "Chúng tôi cần bảo vệ người Mỹ, và nhiệm vụ của tôi với tư cách là Tổng thống là đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người", ông Trump khẳng định.
Thuế quan đối với hàng hóa của Canada dự kiến sẽ có hiệu lực vào hoặc sau 12:01 sáng ngày 4/2, theo giờ miền Đông Bắc Mỹ. Hiện không có thông báo chính thức nào về thời điểm thuế quan này sẽ được dỡ bỏ. Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump cho biết hôm 1/2 rằng "sẽ có nhiều công cụ" cần xem xét.
Ngoài ra, theo sắc lệnh mới, thuế quan của Mỹ sẽ tăng lên nếu các quốc gia bị áp thuế thực hiện hành động trả đũa theo bất kỳ cách nào.
Bình luận trên đài CNBC, ông Peter Navarro, cố vấn cấp cao về thương mại của Tổng thống Trump, đã nhấn mạnh tầm quan trọng kép của việc bảo vệ nền kinh tế Mỹ cũng như an toàn của công cộng.
Các ý kiến trái chiều về thuế quan của ông Trump
Thuế quan là nghĩa vụ nộp thuế áp dụng đối với hàng hóa nước ngoài do các nhà nhập khẩu Mỹ trả. Các nhà kinh tế lâu nay vẫn phản đối các biện pháp thuế quan vì cho rằng chúng khiến người tiêu dùng Mỹ phải chịu giá cả hàng hóa cao hơn.
Trong khi đó, ông Trump từ lâu đã thúc đẩy thuế quan như một cách để đàm phán các thỏa thuận tốt hơn với các đối tác thương mại của Mỹ, bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài và tăng doanh thu.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế lo ngại rằng thuế quan có thể làm tái bùng phát lạm phát của Mỹ vào thời điểm mà áp lực giá cả dường như đang bắt đầu giảm bớt. Bộ Thương mại Mỹ mới đây công bố rằng chỉ số lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) theo dõi chặt chẽ đã tăng lên 2,6% vào tháng 12, nhưng các chi tiết trong báo cáo lạm phát này có vẻ tích cực hơn.
Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan mới hoặc bổ sung đối với nhiều loại hàng hóa nước ngoài khác, bao gồm vi mạch, dầu khí, thép, nhôm, đồng và dược phẩm, bao gồm "tất cả các loại thuốc". Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết ông sẽ "chắc chắn" áp thuế đối với Liên minh châu Âu.
Động thái này đã vấp phải sự phản đối của các đảng viên Dân chủ trong quốc hội và dấy lên sự lo ngại trong giới doanh nhân.
"Tổng thống đã đúng khi tập trung vào các vấn đề lớn như biên giới bị phá vỡ và vấn nạn fentanyl, nhưng việc áp thuế theo đạo luật IEEPA là chưa từng có, sẽ không giải quyết được những vấn đề này và sẽ chỉ khiến các hộ gia đình Mỹ chịu giá cả tăng cao và làm đảo lộn chuỗi cung ứng", ông John Murphy, Phó chủ tịch cấp cao và giám đốc khối quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ, nhận xét.
Còn Chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân ô tô Mỹ (UAW) Shawn Fain cho biết nghiệp đoàn này ủng hộ thuế quan mạnh tay của ông Trump để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chứ không phải sử dụng "công nhân nhà máy như quân cờ" trong chính sách đối ngoại.
"Điều rất quan trọng là phải hiểu rõ hơn về các chính sách thực tế và cách chúng sẽ được thực hiện, bên cạnh việc tự tin hơn về cách nền kinh tế sẽ phản ứng", Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết.
Còn Chủ tịch Fed tại chi nhánh Chicago Austan Goolsbee cho rằng điều mấu chốt là liệu thuế quan có phải là hành động một lần hay dẫn đến sự trả đũa.
Nhiều ngành công nghiệp, từ các nhà phát triển nhà ở đến các nhà sản xuất rượu, cũng cân nhắc về tác động của thuế quan đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng của họ. Lãnh đạo công ty khác đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa của thuế quan của Tổng thống Trump.
Trái lại, ngay sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp thuộc Hạ viện Glenn Thompson, đã lên tiếng cho rằng: ″Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump là một công cụ hiệu quả trong việc cân bằng sân chơi toàn cầu và đảm bảo thương mại công bằng cho các nhà sản xuất Mỹ. Không cần phải nhìn đâu xa hơn việc Colombia quay ngoắt 180 độ khi chấp nhận những người di cư tội phạm hồi hương chỉ vì mối đe dọa về thuế quan".
"Tôi mong muốn được phối hợp cùng với Tổng thống Trump để hỗ trợ những nhà sản xuất cần mẫn của chúng tôi và đưa nền nông nghiệp trở lại thời kỳ vĩ đại", ông Thompson nói thêm.

-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ -
Lạm phát lõi của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng 6 -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển