
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
Tổng thống Trump hôm 20/3 đã ký một sắc lệnh hành pháp về việc tăng cường hoạt động khai thác chế biến các khoáng sản quan trọng, bao gồm urani, đồng, kali, vàng và có thể bao gồm cả than.
Đây là động thái mới nhất của Tổng thống Trump nhằm tăng sản lượng năng lượng và khoáng sản của Mỹ. Nó diễn ra trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc, Canada và các nhà sản xuất khoáng sản lớn khác chuyên cung cấp cho các đối tác tại Mỹ.
![]() |
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ sớm ký một thỏa thuận về khoáng sản với Ukraine. Ảnh: AFP |
Đài CNBC dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã chỉ đạo các cơ quan liên bang lập danh sách các dự án khoáng sản đang chờ xử lý và đẩy nhanh quá trình xem xét của họ khi phối hợp với Hội đồng quản lý năng lượng quốc gia do Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum đứng đầu.
Như vậy, sắc lệnh khuyến khích cấp phép nhanh hơn cho các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, đồng thời chỉ thị cho Bộ Nội vụ ưu tiên sản xuất khoáng sản trên đất liên bang.
Ngoài ra, Bộ trưởng Burgum có thể quyết định xem các khoáng sản khác, chẳng hạn như than, có nằm trong phạm vi của sắc lệnh hay không.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump cũng yêu cầu các cơ quan giúp thúc đẩy sản lượng đồng và vàng của Mỹ, trong bối cảnh cả hai kim loại này đều không được Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ liệt vào danh sách khoáng sản quan trọng.
Trong khi đó, Reuters đưa tin Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp, viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) thời Chiến tranh Lạnh như một phần của nỗ lực cung cấp tài chính, các khoản vay và hỗ trợ đầu tư khác để thúc đẩy sản xuất một loạt các khoáng sản quan trọng trong nước.
Đạo luật DPA trao cho Lầu Năm Góc quyền tự do mua sắm thiết bị cần thiết cho quốc phòng. Về cơ bản, việc viện dẫn đạo luật này đồng nghĩa với tuyên bố rằng việc dựa vào các quốc gia đối thủ để có được các khoáng sản quan trọng sẽ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ.
Cựu Tổng thống Joe Biden trước đó đã viện dẫn đạo luật DPA để khuyến khích sản xuất các khoáng sản quan trọng, bổ sung các vật liệu sản xuất pin xe điện như lithium, niken, than chì, coban và mangan vào danh sách các mặt hàng được bảo hộ.
"Mỹ từng là quốc gia sản xuất khoáng sản quan trọng lớn nhất thế giới, nhưng các quy định liên bang đã làm xói mòn sản lượng khoáng sản của đất nước chúng ta", Tổng thống cho biết trong sắc lệnh.
Sắc lệnh mới của Tổng thống Trump là niềm mong mỏi mà các nhà khai khoáng Mỹ tìm kiếm lâu nay, vì nhiều trong số họ đã chỉ trích rằng sự chậm trễ của bộ máy hành chính Mỹ trước đó đã cản trở hoạt động sản xuất.
"Việc tăng cường khai thác của Mỹ là một mệnh lệnh an ninh quốc gia và hành động mạnh mẽ của Tổng thống Trump đã thừa nhận điều đó", ông Rich Nolan, người đứng đầu Hiệp hội Khai khoáng Quốc gia, bình luận về sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Cùng ngày 20/3, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ sớm ký một thỏa thuận về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên với Ukraine.
Tháng trước, ông chủ Nhà Trắng đã ra lệnh điều tra về khả năng áp dụng thuế quan mới đối với sản phẩm đồng nhập khẩu, trong nỗ lực tái thiết hoạt động sản xuất kim loại quan trọng đối với xe điện, phần cứng quân sự, lưới điện và nhiều mặt hàng tiêu dùng của Mỹ.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nước này đã nhập khẩu 46% đồng và 91% kali vào năm 2023. Kali là một loại phân bón chính được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ đã nhập khẩu 99% lượng urani cô đặc dùng để sản xuất nhiên liệu lò phản ứng trong năm 2023, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Hiện nay, lithium, niken và các khoáng sản quan trọng khác được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử và nhu cầu các khoáng sản này dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
Với nhiều khoáng sản quan trọng, Trung Quốc hiện nắm giữ vị thế nhà sản xuất và chế biến lớn nhất thế giới. Trong khi đó, vào cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với việc xuất khẩu gali, germani và antimon sang Mỹ, khiến các nhà sản xuất Mỹ phải vật lộn tìm nguồn cung thay thế cho những vật liệu quan trọng này.
Mỹ hiện sản xuất rất ít lithium và niken, trong khi mỏ coban duy nhất của nước này đã đóng cửa vào năm ngoái do sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc.
Mỹ có nhiều mỏ đồng, nhưng chỉ có hai nhà máy chế biến kim loại này thành đường ống, hệ thống dây điện và các phụ tùng/linh kiện khác, theo Reuters.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược