-
Fed giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm -
Fed "chốt" cắt giảm 0,5% lãi suất -
Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán -
Sức bền của thị trường M&A: Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ là động lực -
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối
Một mỏ đồng tại Chile (Ảnh: AFP) |
Cảnh báo nóng về khủng khoảng
Goldman Sachs cho biết, giá đồng đạt mức đỉnh 11.000 USD/tấn vài tháng trước và có thể đạt đỉnh mới 12.000 USD/tấn khi quá trình điện khí hóa được thúc đẩy, trong khi nguồn cung hạn chế.
Ngành công nghiệp đồng manh nha khủng hoảng khi sự thiếu hụt quặng đồng đã buộc nhiều nhà máy luyện kim phải cắt giảm sản lượng. Tình trạng khan hiếm nguồn cung đã được cảnh báo trước và bắt đầu trở thành hiện thực khi các nhà máy luyện kim của Trung Quốc rung chuông báo động.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do công suất luyện kim dư thừa ở Trung Quốc. Tháng 9/2023, Hiệp hội Công nghiệp kim loại màu Trung Quốc phát cảnh báo rủi ro từ việc mở rộng quá mức của ngành công nghiệp này. Thực tế, hoạt động luyện đồng đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, vượt xa kỳ vọng về nhu cầu đồng toàn cầu tăng cao.
Tình trạng khan hiếm nguyên liệu thô trên thị trường đồng đã khiến các nhà máy luyện kim phải vật lộn để duy trì mức sản xuất, mặc dù nhu cầu tăng cao. Bằng chứng là, đã có 19 công ty cắt giảm sản lượng đồng thông qua việc ngừng hoạt động bảo dưỡng, giảm sản lượng và trì hoãn các hoạt động sản xuất mới.
Trung Quốc không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng hiện nay của thị trường đồng, bởi lẽ, ngành khai thác đồng thế giới đối mặt với những hạn chế đáng kể về sản lượng trong những năm gần đây, trong đó có nguyên nhân từ các cuộc biểu tình, đóng cửa và chất lượng quặng thấp hơn ở một số quốc gia. Chẳng hạn, mỏ Las Bambas của Peru (chiếm khoảng 2% nguồn cung đồng toàn cầu) đã vấp phải phản ứng của người dân. Mặc dù mỏ Las Bambas vẫn đang hoạt động, nhưng khả năng mở rộng có thể khiến các tổ chức địa phương “nổi giận” và khi các cuộc biểu tình mới nổ ra sẽ ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.
Ngoài ra, thị trường cũng gặp cú sốc sau khi mỏ đồng Cobre Panama (Cộng hòa Panama) - chiếm khoảng 1% sản lượng đồng toàn cầu - bị buộc dừng hoạt động sau các cuộc biểu tình về môi trường.
Gián đoạn nguồn cung từ các mỏ như Las Bambas và Cobre Panama khiến các nhà máy luyện kim ở Trung Quốc thiếu hụt nguyên liệu thô, đe dọa nguồn cung đồng thỏi toàn cầu. Từ cuối năm ngoái, lượng đồng tồn kho của London Metal Exchange (LME) - sàn giao dịch kim loại hàng đầu thế giới - bắt đầu có xu hướng giảm. Xu hướng này có thể làm tình hình thêm trầm trọng trong những năm tới, đặc biệt khi nhu cầu tăng lên.
Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo, nhu cầu đồng thế giới sẽ tăng lên 36,4 triệu tấn vào năm 2040, từ mức 25,9 triệu tấn vào năm ngoái, do nhu cầu sử dụng đồng cho công nghệ sạch và mở rộng lưới điện ngày càng lớn.
Tại hội nghị chuyên đề mới đây, Robert Friedland, “ông trùm” khai khoáng người Mỹ đã cảnh báo: “Thế giới đang phải chịu đựng tình trạng thiếu hụt kim loại đồng”. Ông Friedland, nhà sáng lập và đồng Chủ tịch điều hành Công ty khai khoáng Ivanhoe Mines cho biết: “Chúng tôi thấy một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trên thị trường vật chất và cần phải có mức giá cao hơn nhiều cho hầu hết các dự án đồng đang nén đợi”.
Theo Chủ tịch điều hành Ivanhoe Mines, nhân loại sẽ phải khai thác nhiều đồng hơn trong 20 năm tới để đáp ứng nhu cầu toàn cầu tăng vọt trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Thế nhưng, các mỏ đồng mới xây dựng gần đây ở Chile và Peru - những nơi nắm giữ những mỏ đồng lớn nhất và rẻ nhất - đã chứng kiến chi phí tăng vọt lên khoảng 45.000 USD/tấn công suất lắp đặt hàng ngày, do lạm phát, hàm lượng và sản lượng cùng giảm.
Trong ngắn hạn, giá đồng mềm được kỳ vọng sẽ “bất động”, nhưng nó cần tăng bền vững trở lại để các công ty khai khoáng tự tin ra quyết định đầu tư dài hạn.
Đại diện Ivanhoe Mines ước tính: “Nền kinh tế toàn cầu cần tìm ra 5 - 6 dự án mới có quy mô như Dự án Kamoa-Kakula hàng năm để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 3% trong 2 thập kỷ tới”. Dự án Kamoa-Kakula đã sản xuất hơn 187.015 tấn đồng đặc trong nửa đầu năm 2024. Khi giai đoạn III của dự án hoàn thành trong tháng này, công suất sản xuất đồng hàng năm sẽ được đẩy lên tới 600.000 tấn.
Vấn đề của thị trường đồng hiện nay là hậu quả của việc đầu tư quá mức vào sản xuất kéo dài, cộng thêm tình trạng tài nguyên ngày càng khan hiếm. Đây là mô hình tái diễn trong ngành khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bởi lịch sử cho thấy, giá hàng hóa trong những năm 1970 đã tăng đáng kể do tình trạng đầu tư quá mức. Đơn cử, giá dầu tăng từ 2,50 USD lên 30 USD/thùng, vàng từ 35 USD lên 850 USD/ounce và đồng từ 0,30 USD lên 1,60 USD/pound.
Trong khi đó, USD đã mất 85% sức mua vào những năm 1970 nếu so sánh với hiện tại, với nguyên nhân đến từ chương trình nới lỏng định lượng hàng ngàn tỷ USD của Mỹ trong những năm gần đây và nợ Liên bang trong và ngoài bảng cân đối kế toán lên hơn 100.000 tỷ USD.
Phương Tây có thể thay đổi cục diện?
Năng lực chế biến đồng đang là vấn đề hóc búa đối với phương Tây, khi hầu hết công suất chế biến đang do Trung Quốc đảm nhiệm. Nếu phương Tây không đảm đương được năng lực này, thì quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ vấp ngã và thậm chí có thể đổ vỡ.
“Không có Trung Quốc, sẽ không có quá trình chuyển đổi”, Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie thẳng thắn nêu trong báo cáo mới nhất về tình hình thị trường đồng toàn cầu. Wood Mackenzie dự đoán, nhu cầu đồng trên toàn thế giới sẽ tăng 75% vào năm 2050, điều này tất yếu đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào khai thác. Nó cũng đồng nghĩa, thế giới cũng phải tăng cường đầu tư vào hoạt động tinh chế đồng bên ngoài Trung Quốc và điều đó sẽ tiêu tốn khoảng 85 tỷ USD.
Trung Quốc tiên phong trong chuyển đổi năng lượng đổi là điều dễ hiểu, bởi quốc gia này là nhà sản xuất điện mặt trời và tua-bin gió lớn nhất. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất và là nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới, đồng thời họ cũng có công suất tinh chế đất hiếm lớn nhất thế giới. Phần còn lại của thế giới trước đây vui vẻ “giao phó” việc gia công các ngành công nghiệp nặng của mình cho Trung Quốc. Nhưng gần đây, phương Tây đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự chủ nhiều hơn và bớt phụ thuộc hơn vào những nước khác khi tính toán phát triển các ngành công nghiệp then chốt.
Theo chuyên trang năng lượng Oil Price, vấn đề lớn mà phương Tây đang đối mặt là họ đã chậm chân khoảng 2 thập kỷ trong đường đua chuyển đổi. Việc xây dựng một ngành công nghiệp tinh chế đồng từ con số 0 sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực - những điều không dễ dàng đối với châu Âu, Mỹ, Canada và Australia.
“Các chính phủ và các nhà sản xuất muốn tự chủ nguồn cung cần phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ riêng mảng khai thác”, các nhà phân tích của Wood Mackenzie nhận định. Họ cho rằng, sẽ cần đầu tư hàng trăm tỷ USD cho năng lực chế biến và chế tạo đồng mới để có thể thay thế vai trò của Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro mang lại là “hiệu quả kém hơn, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn đáng kể và làm tăng chi phí cũng như tính kịp thời của quá trình chuyển đổi năng lượng”.
Phương Tây phải đương đầu áp lực kép. Trước hết, họ cần nhiều mỏ đồng hơn, ở bất cứ nơi nào có thể xây dựng được, trong bối cảnh Trung Quốc đang chiếm 1/5 tổng sản lượng khai thác đồng toàn cầu, nhờ vào các hoạt động khai thác ở nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ các nước phương Tây phải củng cố năng lực tinh chế đồng hơn nữa, nhưng phải đảm bảo có chi phí thấp. Nếu không, tham vọng thiết lập chuỗi cung ứng cho ngành đồng sẽ tự nhiên “chết yểu”, vì chi phí quá cao sẽ khó tiếp cận người mua. Thật vậy, việc thiết lập năng lực khai thác và chế biến đồng ở phương Tây không hề rẻ. Chẳng hạn, chi phí tại Đức và Canada đang khá cao và rất khó để kéo xuống ngang bằng với chi phí tại Trung Quốc. Vì thế, theo Wood Mackenzie, do chi phí cao hơn, nên công suất tinh chế đồng mới bên ngoài Trung Quốc về cơ bản sẽ vẫn không thay đổi.
Có vẻ như các chính phủ ở phương Tây đang ở ngã ba đường. Họ có thể chấp nhận và hợp tác với Trung Quốc, nên có thể dẫn đến một số thay đổi địa chính trị; hoặc họ có thể tự gánh vác các khoản đầu tư để xây dựng năng lực chế biến đồng mới và thiết lập các mỏ mới, với điều kiện là phải có các công ty khai khoáng sẵn sàng chia sẻ gánh nặng và chấp nhận rủi ro khi sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao mà lại đắt đỏ.
-
Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán -
Sức bền của thị trường M&A: Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ là động lực -
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Chờ Fed hạ lãi suất: Chứng khoán Mỹ ngắm mốc kỷ lục, thị trường châu Á im ắng -
Quyết định lãi suất của Fed và tác động đến kinh tế toàn cầu -
Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng tới 8% trong những năm tới -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi