-
Ông Dương Văn An thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội -
Sửa quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển -
Thành lập Thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình -
Sửa Luật Năng lượng nguyên tử trong năm 2025
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với bà Đặng Thị Thiệp (vợ Anh hùng Trần Văn Lai), Trần Vũ Bình (con trai) và Trần Trọng Nghĩa (cháu nội) trong chuyến thăm Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn của gia đình Anh hùng Trần Văn Lai vào ngày 31/1/2018. |
Từ người cha Biệt động anh hùng
Đầu năm 1963, ông Trần Văn Lai được chuyển sang 159 Biệt động Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được Quân khu cài vào các cơ quan đầu não của địch như: Dinh Độc Lập, cơ quan Viện trợ U.S.O.M của Mỹ, Tòa Đại sứ Mỹ... Dưới những “vỏ bọc" này, đồng chí đã thu thập nhiều tin tức, bản đồ, thiết kế xây dựng các cơ quan đầu não địch phục vụ chiến đấu của biệt động. Đặc biệt, đồng chí đã xây dựng được trên 20 cơ sở, hầm cất giấu vũ khí, cán bộ cùng hơn 100 cơ sở quần chúng nòng cốt.
Ngay sau đó, đồng chí được Quân khu chỉ thị bán 2 căn biệt thự số 6 và số 8 Tự Đức, Phú Nhuận là tài sản riêng để mua một số nhà ở mới gần Dinh Độc Lập và các cơ quan của chính quyền Sài Gòn chuẩn bị cho nhiệm vụ lâu dài. Năm 1965, là nhà thầu trang trí nội thất Dinh Độc Lập, đồng chí đã vẽ sơ đồ Dinh Độc Lập, vẽ lại bản đồ hệ thống đường cống ngầm TP. Sài Gòn chuyển ra Quân khu. Các trận đánh của Biệt động Sài Gòn đều sử dụng hệ thống bản đồ này, như trận đánh khách sạn Metropole, biệt động từ cống ngầm lên với khối thuốc 400 kg đã nổ tung 7 tầng nhà, gây thương vong gần 160 phi công và chuyên viên Mỹ…
Từ năm 1965, đồng chí Trần Văn Lai cùng vợ là Đặng Thị Thiệp ( Đặng Thị Tuyết Mai) đã xây dựng 2 hệ thống hầm bí mật trong nhà 592B Võ Di Nguy, Phú Nhuận (đối diện Sân gôn Bộ Tổng Tham mưu ngụy) và xây dựng một số hầm chứa vũ khí trong Nhà băng Anh Quốc Satered - số 3 Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu), Quận 1. Đặc biệt, chấp hành lệnh của Quân khu, đồng chí cùng vợ đêm đêm xây dựng hầm vũ khí lớn tại nhà riêng 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 – một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm giữa sào huyệt địch. Song, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc hệ thống hầm ngầm liên thông chứa hàng chục người, đường cống ngầm, hệ thống hầm nổi trần nhà.... và đã chuyển xuống hầm gần 3 tấn vũ khí gồm thuốc nổ TNT, C4, súng B.40, B.41, lựu đạn, súng AK cùng 3.000 viên đạn và các trang thiết bị chiến đấu.
Đúng giờ G, đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, 3 chiếc xe ôtô, 2 chiếc của đồng chí Trần Văn Lai đã chở các chiến sĩ biệt động Đội 5 cùng vũ khí đánh chiếm Dinh Độc Lập. Số vũ khí còn lại được chia cho các Đội biệt động đánh Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân và Tòa Đại sứ Mỹ.... làm rung chuyển cả Sài Gòn. 4 ngày sau, phát hiện ra địa điểm xuất quân và cất giấu vũ khí, địch đã bắn phá cửa nhà, tịch thu tài sản, nhà cửa, xe cộ, tiền, vàng và treo giải thưởng bắt Việt cộng “nằm vùng” Trần Văn Lai. Hai lần đồng chí Trần Văn Lai bị địch bắt, tra tấn vô cùng dã man nhưng một mực kiên trung bất khuất. Năm 2015, đồng chí được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Học sinh các trường tham gia chương trình học ngoại khóa, được trực tiếp cảm nhận và tìm hiểu về lịch sử tại Di tích 287/70-72 Nguyễn Đình Chiểu, nơi Biệt động Sài Gòn nhận vũ khí và xuất phát tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968. |
Đến Tour Du lịch Biệt động Sài Gòn của người con
Ông Trần Vũ Bình - con trai anh hùng Trần Văn Lai cho biết, ngay từ nhỏ, ông đã cảm nhận được công việc nguy hiểm của cha cũng như các chiến sĩ biệt động. Ông thấu hiểu được nỗi trăn trở của chiến sĩ biệt động về những đồng đội đã khuất, niềm đau đáu về những di tích của biệt động dần bị mai một, lãng quên.
Nhất là sau khi anh hùng Biệt động Trần Văn Lai mất, từ những thùng tư liệu của cha, Trần Vũ Bình đã phát hiện ngoài các căn nhà cha đã kể, tại các căn nhà khác ông cũng đã xây hầm trú ém cán bộ, cất giấu vũ khí. Qua tìm hiểu, ông Bình phát hiện thêm nhiều cơ sở, di tích gắn liền với chiến công của Biệt động Sài Gòn. Vì vậy, mấy chục năm qua, gia đình ông Trần Vũ Bình đã và đang dành thời gian sưu tầm, tìm kiếm, chuộc lại các cơ sở di tích, chứng tích của gia đình mình đã phục vụ cho Biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến.
Tour du lịch Biệt động Sài Gòn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Trong ảnh: Đoàn khách Quốc tế đến tham quan, giao lưu và trò chuyện với nhân chứng lịch sử tại di tích Hộp thư Bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn. |
Song để có thể sở hữu các ngôi nhà làm tiền đề thành lập Bảo tàng và chuỗi tham quan di tích của Biệt động Sài Gòn, gia đình ônggặp không ít gian nan, có căn nhà riêng việc tìm kiếm đã mất nhiều năm, có căn giá trị kinh tế quá lớn… “Mục đích duy nhất phục dựng các di tích Biệt động Sài Gòn của gia đình tôi là để các thế hệ sau biết được Biệt động Sài Gòn đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào, từ đó trân quý giá trị của nền hòa bình, độc lập hôm nay… Nếu không phục dựng lại thì trên 20 di tích Biệt động Sài Gòn - một tài sản vật chất - tinh thần vô giá sẽ dần mất đi và đi vào quên lãng” – ông Trần Vũ Bình chia sẻ.
Dịp kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, ông Bình báo tin, ông cùng gia đình đã hoàn thành Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công dinh Độc Lập tết Mậu Thân năm 1968 tại 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; Di tích Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn tại 113A Đặng Dung, Quận 1.
Ông và gia đình đang hoàn thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tại 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, trưng bày hiện vật, lịch sử chiến đấu của Biệt động Sài Gòn trong 2 cuộc kháng chiến; Quán phở bà Phở 758 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận - cơ sở đổi đô-la Mỹ phục vụ cách mạng; Hầm Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định tại ấp Tháp, Củ Chi; Nơi làm nội thất Dinh Độc Lập, Toà Đại sứ, USOM Mỹ... tại 145 Trần Quang Khải, Quận 1; Hiệu vàng Phú Xuân, 298 Hai Bà Trưng, Quận 1; Khu căn cứ Hội đồng Sầm, Đức Huệ, Long An nơi thành lập Tiểu đoàn Quyết tử 950, tiền thân của Biệt động Sài Gòn…. Để chuẩn bị cho bảo tàng, ông Bình đã sưu tầm được gần 10.000 hiện vật, trong đó có máy bay trực thăng, xe ôtô, xe máy cùng nhiều vũ khí quân dụng...
Di tích Hộp thư Bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn tại số 113A Đặng Dung và các di tích khác của gia đình Anh hùng Trần Văn Lai ngày nay đã trở thành những địa chỉ đỏ quen thuộc của các bạn học sinh, sinh viên... TP. Hồ Chí Minh. |
Ông Bình cho biết, còn có các di tích gia đình đang thương lượng chuộc lại như Nhà làm nệm và nhà hầm 314/3 Võ Văn Tần, Quận 3, Nhà số 592B Võ Di Nguy - Phú Nhuận bảo quản xe ôtô EC-6045 và NCE-345 chở vũ khí và biệt động đánh Dinh Độc Lập… cùng nhiều di tích khác.
Ông Bình sẽ liên kết tour du lịch Biệt động Sài Gòn với các di tích lịch sử khác. Dù đang phục dựng nhưng tour du lịch đã hoạt động từ tháng 6/2018, bước đầu mỗi tháng có từ 10-20 đoàn tham quan, trong đó có nhiều khách nước ngoài. Khách tham gia tour Biệt động Sài Gòn sẽ khám phá 18 điểm di tích như Dinh Độc Lập và Bia tưởng niệm Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh Sài Gòn, Toà Đại sứ Mỹ; Quán Phở Bình - Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Mậu Thân 1968; Di tích Quán Nhan Hương; Hầm tư lệnh Quân khu Sài Gòn-Gia Định; Nhà và hầm Khu căn cứ Hội đồng Sầm ở Long An…
Bên cạnh việc xây dựng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn tại TP. Hồ Chí Minh, ông Bình cùng gia đình đang ấp ủ Dự án xây dựng Bảo tàng hiện vật Anh hùng Trần Văn Lai và các Biệt động Sài Gòn quê Thái Bình tại TP. Thái Bình, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tại Quảng Ngãi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tại Hà Nội với tâm nguyện giới thiệu quá trình chiến đấu hy sinh của lực lượng Biệt động Sài Gòn, của nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế
Đến chuỗi cà phê biệt động Sài Gòn của người cháu
Cháu Trần Trọng Nghĩa, cháu nội Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai, Trưởng ban Tuyên giáo Đoàn trường, lớp trưởng 12A08 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Từ nhỏ cháu đã được nghe ba và bà nội kể những câu chuyện cảm động về hoạt động của ông nội cũng như các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn dũng cảm kiên cường, thông minh, sáng tạo, lập nên bao chiến công hiển hách, hy sinh cả đời mình vì Tổ quốc. Cháu quyết định là người ở thế hệ thứ ba gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu của ông nội cùng các thế hệ cha ông.
Tâm nguyện này cũng trùng với tâm nguyện của ba cháu là khôi phục lại những địa điểm di tích của Biệt động Sài Gòn để cho du khách đến tham quan. Cháu cũng đã mạnh dạn đề xuất mở chuỗi cà phê tại các di tích của Biệt động Sài Gòn với nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến các di tích, để du khách vừa tham quan nghiên cứu học tập vừa thưởng thức phong vị ẩm thực Sài Gòn xưa. Và quán cà phê Biệt động Sài Gòn tại di tích 113A Đặng Dung, Quận 1 và quán cà phê tại 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 đã mở đầu cho chuỗi cà phê Biệt động Sài Gòn sau này.
-
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình -
Sửa Luật Năng lượng nguyên tử trong năm 2025 -
Báo in có thể được tăng diện tích quảng cáo -
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị trong năm 2024 -
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500