
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
-
Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Nhật Bản tăng tốc thu hút khách Việt Nam
-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương
-
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc -
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe”
Tiền vé chiếm trên 50% giá tour
Ghi nhận tại các doanh nghiệp lữ hành, với tour 4 ngày, 5 đêm chặng TP.HCM - Hà Nội giá 10 triệu đồng, thì riêng tiền vé máy bay chiếm hơn 50% giá tour. Trong khi đó, giá tour từ TP.HCM - Thái Lan cùng thời gian, giá chỉ 6 - 7 triệu đồng.
Nhìn chung, giá vé máy bay nội địa tăng gần 30% so với ngày thường, thậm chí có một số tour nội địa giá cao hơn tour du lịch nước ngoài.
Ông Trần Thanh Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Vina Group cho hay: “Hiện giá vé máy bay từ TP.HCM đi Hà Nội, hoặc TP.HCM đi Phú Quốc tăng 10 - 30% so với năm ngoái. Vì vậy, giá tour cũng phải cao hơn, khiến khách hàng cân nhắc lựa chọn đi trong nước hay nước ngoài.
Càng gần Tết, giá vé càng tăng. Theo khảo sát trên các website bán vé, giá vé máy bay cho chặng từ TP.HCM - Hà Nội đi ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp) và chiều về ngày 14/2/2024 (mùng 5 tháng Giêng) của Vietnam Airlines là 8,5 - 9 triệu đồng/vé khứ hồi; Vietjet Air và Bamboo Airways 6 - 7 triệu đồng/vé khứ hồi; Vietravel Airlines là 5,5 triệu đồng/vé khứ hồi.
Đường bay TP.HCM - Hải Phòng, gần 7 triệu đồng/vé khứ hồi, riêng bay từ TP.HCM đến Vân Đồn (Quảng Ninh) không có chuyến bay, chỉ còn một số chỗ của Vietnam Airlines ngày 6 - 10/2/2024 với giá cao ngất ngưởng 6,7 - 8,2 triệu đồng/vé khứ hồi.
Theo các doanh nghiệp, vé máy bay thường chiếm khoảng 50% giá tour, nhưng trong dịp Tết Nguyên đán đã lên tới 60 - 70%. Điều này buộc các công ty lữ hành phải điều chỉnh tăng giá tour nội địa 10 - 20%. Từ đó, sức hút của thị trường du lịch nội địa giảm mạnh, khiến du lịch Việt khó hút khách.
“Không một đơn vị du lịch nào có thể chấp nhận được chi phí cho hoạt động giao thông vận tải chiếm đến 65 - 70% tổng chi phí cấu thành cho một tour du lịch. Golden Smile nói riêng và doanh nghiệp lữ hành nói chung rất khó bán dịch vụ vào dịp Tết năm nay”, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty phát triển Golden Smile chia sẻ.
Tương tự, theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông và Marketing Công ty TST Tourist, giá tour cao hay thấp phụ thuộc vào mức giá của các dịch vụ từ hàng không đến xe ô tô, tàu thủy, dịch vụ du thuyền, nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan... Mỗi thay đổi đều tác động đến giá.
Khách lựa chọn du lịch nước ngoài
“Trong tất cả các dịch vụ, tác động của giá vé máy bay có ảnh hưởng rất lớn, chỉ một điều chỉnh nhỏ cũng có thể làm cho quyết định của du khách thay đổi tức thì, hoặc đi hoặc không đi, hoặc chuyển sang lựa chọn khác. Mà trong suy nghĩ thường trực của nhiều người là đi du lịch nước ngoài sang hơn trong nước. Đây là áp lực rất lớn với các doanh nghiệp lữ hành”, ông Nguyễn Minh Mẫn chia sẻ.
Chị Thu Hương, một người dân trú tại Hà Nội cho hay, Tết này gia đình chị định đi Phú Quốc, nhưng một tour chỉ 4 ngày, 3 đêm mà có giá gần 9 triệu đồng/người, cả nhà 4 người chi phí tới gần 40 triệu đồng, chưa kể chi tiêu thêm. Số tiền quá lớn khiến chị từ bỏ ý định.
Có thể thấy, giá vé nội địa tăng quá cao khiến nhiều người dân quyết định hủy kế hoạch đi du lịch trong nước vào dịp Tết. Thay vào đó, các tour xuất ngoại trọn gói với chi phí bằng giá vé máy bay khứ hồi của một số chặng bay nội địa cùng thời điểm đang là lựa chọn của nhiều du khách.
Hiện giá vé máy bay cho các tour, tuyến nước ngoài chỉ tăng khoảng 5%, giúp doanh nghiệp lữ hành “dễ thở” hơn trong khai thác tour. Vì vậy, hoạt động tư vấn dịch vụ, bán tour, đặt tour du lịch quốc tế khá sôi động. Trong đó, chủ yếu hướng đến các tour du lịch dài ngày như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… với số lượng booking tăng khá cao so với Tết năm ngoái.
Ông Trần Thanh Vũ thông tin, dịp Tết Giáp Thìn, Vina Group ghi nhận nhu cầu của khách hàng có sự dịch chuyển hướng đến các tour du lịch quốc tế nhiều hơn so với năm 2023. Số lượng khách đăng ký từ Việt Nam đi nước ngoài tại Vina Group ước lượng tăng khoảng 10 - 20% so với Tết năm ngoái.
Còn tại Golden Smile, du khách đặt tour Thái Lan, Malaysia rất nhiều. Hiện doanh nghiệp bán tour cho các thị trường này rất tốt, hơn nhiều so với tour nội địa.
Bán được nhiều tour nước ngoài, nhưng doanh nghiệp không vì thế mà vui, khi du lịch trong nước bị “lép vế”. Các doanh nghiệp lữ hành mong muốn ngành hàng không nghiên cứu giảm giá vé, nhất là đừng tăng vé dịp cao điểm, để du khách ưu tiên lựa chọn tour trong nước.

-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương -
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc -
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe” -
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế -
Việt Nam chạm trán Trung Quốc trong đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng -
Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp -
Hải Phòng ra mắt tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh”
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh