-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Bằng lòng
Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có thương hiệu ô tô nào đang kinh doanh ở Việt Nam vượt qua được Toyota về doanh số bán hàng tính trên 1 thương hiệu.
Bước chân vào Việt Nam từ năm 1995 với vốn đầu tư ban đầu là 49,8 triệu USD, dây chuyền sản xuất và lắp ráp gồm 3 công đoạn là hàn, sơn, lắp ráp. Tới thời điểm hiện nay, tổng mức đầu tư của TMV tại Việt Nam đạt khoảng 200 triệu USD.
Sau 20 năm sản xuất ở Việt Nam, Toyota đã chào đón chiếc xe thứ 400.000 vào tháng 4/2017. |
Từ công suất đạt trung bình 4 xe/ngày khi mới đi vào sản xuất, tháng 10/1997, với hai mẫu xe là Hiace và Corolla, sản lượng năm đầu tiên kinh doanh tại Việt Nam của TMV chỉ vẻn vẹn 1.277 chiếc. Đến tháng 4/2017, chiếc xe thứ 400.000 của TMV đã chính thức lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất, cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của Hãng.
Năm 2016, TMV bán được hơn 57.034 xe ô tô các loại kể cả nhập khẩu, trong đó các mẫu xe được lắp ráp tại Việt Nam là 50.381 chiếc.
Trong năm 2017, TMV tiếp tục tăng trưởng về bán hàng với doanh số đạt 59.355 xe. Dẫu vậy, sản lượng ô tô sản xuất trong nước đã có sự giảm sút, chỉ còn 41.424 xe.
Mẫu xe Fortuner chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu từ Indonesia cũng bán được 13.023 chiếc trong năm 2017, cao hơn so với doanh số bán 11.585 xe khi lắp ráp trong nước của năm 2016.
Khi thu hẹp số lượng các mẫu xe đang sản xuất tại Việt Nam, từ 5 mẫu trước năm 2017, xuống còn 4 mẫu kể từ năm 2017 và đang cân nhắc có thể chỉ còn lắp ráp từ 2 đến 3 mẫu xe tại Việt Nam, Tổng giám đốc TMV, ông Toru Kinoshita đã cho hay, việc giảm số mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam là để tập trung tăng sản lượng cho các mẫu xe còn lại được lắp ráp, giúp giảm chi phí. Thậm chí, vị CEO này còn cho biết, nếu TMV có thể giữ được mức sản lượng khoảng 50.000 xe/năm thì sẽ duy trì sản xuất tại Việt Nam.
Chạy đua
Dẫu vậy, trước những động thái ủng hộ cho sản xuất trong nước như không lùi thời hạn áp dụng Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, hay các chính sách thuế cho sản xuất dự tính có những ưu đãi hơn so với xe nhập khẩu thuần túy từ phía Chính phủ, TMV đã không ngồi im.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của TMV cho hay, từ 10 năm trước, TMV đã có những kiến nghị tới Chính phủ về các chính sách cho ngành sản xuất ô tô trong nước để đối phó với thực tế của năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN về 0%. “Khi chưa có các chính sách rõ ràng để phát triển sản xuất trong nước, TMV không thể thuyết phục được Toyota Nhật Bản chấp thuận việc đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam”, ông Tuấn cho hay.
Còn ở thời điểm này, với sự kiên định của Chính phủ trong việc phát triển sản xuất tại Việt Nam với ngành ô tô, quyết định mở rộng sản xuất của TMV đã được đặt lên bàn các cơ quan hữu trách.
Số vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất từ 50.000 xe/năm hiện nay lên 90.000 xe/năm của TMV dự kiến khoảng 40 triệu USD. Ngoài việc xây thêm đường thử để sớm đạt tiêu chuẩn của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, các xưởng hàn, sơn cũng là những nơi sẽ được nâng cấp, mở rộng quy mô.
“Đầu tư không khó và rất nhanh, nhưng phải tùy thuộc vào bán hàng. Nếu bán hàng tốt thì không chờ đến năm 2023 mới đạt tới công suất 90.000 xe/năm”, ông Tuấn cho biết.
Với thực tế năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hụt hơn 5.000 tỷ đồng do tác động về giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về 0% kể từ năm 2018, khiến sản lượng ô tô bán ra của các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc giảm, kéo theo thu ngân sách giảm, nên tỉnh này rất mừng trước quyết định mở rộng đầu tư của TMV.
Để thúc đẩy tiến độ triển khai của dự án mở rộng ngay từ khâu bàn giao đất cho nhà đầu tư (muộn nhất là vào tháng 10/2018), nhằm kịp tiến độ hoàn tất đường thử xe đạt quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt để phát triển công nghiệp và giao đất cho TMV thuê để mở rộng dự án, mà không phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo kế hoạch, với việc thuê thêm 9,1 ha đất, ngoài 21 ha hiện có, khi đi vào hoạt động đạt công suất 90.000 xe/năm, TMV sẽ cần thêm khoảng 300 lao động cho khâu sản xuất.
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025