-
Cho cá nhân mua TPDN riêng lẻ để đảm bảo khả năng huy động vốn của doanh nghiệp -
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam -
Eximbank công bố nghị quyết về tờ trình ĐHCĐ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính -
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025 -
VietBank báo lãi trước thuế tăng 96% -
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE
Tín dụng TPBank trong 3 quý đầu năm tăng 15%. |
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hôm nay thông báo, tính đến hết ngày 30/9/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 260.328 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và vượt hơn 4% kế hoạch cả năm. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 9.868 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng trong ba quý qua là 15%. Đây là mức tăng trưởng khả quan so với bối cảnh nhiều trung tâm kinh tế lớn trên cả nước bị giãn cách xã hội kéo dài.
Những điều chỉnh tích cực trong hoạt động kinh doanh đã giúp TPBank đa dạng hóa được nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay. Thu lãi thuần từ dịch vụ trong ba quý đầu năm 2021 của TPBank đã tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1.052 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán, dịch vụ bảo hiểm và tư vấn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp TPBank duy trì được đà tăng trong trong giai đoạn khó khăn vừa qua là sự cải thiện của nền tảng vốn. Trong quý III, TPBank đã tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng, thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, tổng huy động của ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt 230.644 tỷ đồng, tăng 24,73% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xấp xỉ 4% kế hoạch cả năm.
Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động tăng thêm đã giúp TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn, từ đó cho phép ngân hàng nâng cao được sức chịu đựng trong những tình huống căng thẳng. Tính đến cuối quý III, hệ số an toàn vốn (CAR) của TPBank được ghi nhận là 13,43%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Song song với việc củng cố nền tảng vốn, các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng được TPBank thực hiện nghiêm ngặt. Ngân hàng luôn đánh giá các khoản vay tiềm ẩn rủi ro để phân loại và trích lập dự phòng cao hơn so với tuổi nợ của khoản vay, đảm bảo luôn đủ tiềm lực tài chính để xóa nợ khi cần thiết. So với thời điểm này một năm trước, trích lập dự phòng của TPBank đã tăng xấp xỉ gấp đôi. Với sự cẩn trọng trên, tỷ lệ nợ xấu của TPBank được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ 1,02%. Mức nợ xấu này thậm chí còn thấp hơn khá nhiều so với tỷ 1,43% một năm trước đó.
Tuần trước, TPBank đã chính thức công bố đáp ứng toàn bộ chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 9. Việc triển khai tuân thủ hai chuẩn mực quan trọng trên ngay từ quý IV năm nay sẽ giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro, đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh bền vững.
Sự thận trọng của TPBank cũng được thể hiện rõ ở các biện pháp kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng tăng chỉ 8% so với cùng kỳ năm trước. So với tốc độ tăng trưởng doanh thu (39%), có thể thấy các hoạt động của TPBank đã được tối ưu hóa hơn. Nhờ vậy, chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) trong một năm qua đã giảm mạnh từ 40% xuống 31,67%. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROA và ROE của ngân hàng lần lượt là 2,01% và 22,59%, cho thấy TPBank tiếp tục nằm trong nhóm những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hệ thống.
Nền tảng công nghệ hiện đại được triển khai ở cả các quy trình vận hành nội bộ, các kênh giao tiếp với khách hàng là nguyên nhân giúp TPBank có thể phục vụ số lượng khách hàng nhiều hơn, mở rộng thị phần ở các phân khúc kinh doanh nhưng không phải tăng nhiều chi phí.
Một loạt những biện pháp kinh doanh linh hoạt, quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kể trên đã mang lại cho TPBank một kết quả lợi nhuận ổn định trong quý III. Kết thúc tháng 9, ngân hàng đã đạt 75,76% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Đây là kết quả quan trọng tạo bước đệm để ngân hàng tăng trưởng trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện để TPBank tiếp tục hỗ trợ khách hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung.
Trong quý III, TPBank đã chủ động xây dựng các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 06 tháng cuối năm. Tổng số dư nợ hỗ trợ khách hàng lần này được TPBank ước tính gần 45.000 tỷ đồng với mức giảm lãi cho khách hàng dự tính lên tới gần 400 tỷ đồng.
-
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025 -
Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo ESG trong ngành ngân hàng -
VietBank báo lãi trước thuế tăng 96% -
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE -
Một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu -
Lợi nhuận các ngân hàng phân hóa mạnh -
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam