
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
Hơn 974 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Tới thời hạn chuyên đề, Thành phố đã chi hơn 973 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho trên 855.000 người lao động. Trong đó có hơn 742 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp; trên 77.000 người làm việc tại Khu công nghiệp; 586.425 người tại khu kinh tế trọng điểm .v.v
![]() |
TP.HCM hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động |
Theo đánh giá của UBND TP.HCM, việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là một chính sách nhân văn, kịp thời chia sẻ những khó khăn của người lao động, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất - kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19 .
Nhiều doanh nghiệp vô tình tước quyền lợi công nhân
Dù đã chi được số tiền lớn tới tay người lao động, nhưng UBND TP.HCM cho rằng quá trình thực hiện quá nhiều bất cập nên phải có giải pháp trong việc tiếp tục thực hiện chi hỗ trợ.
Đó là việc nhiều doanh nghiệp chưa nắm các quy định trong quá trình triển khai thực hiện nên xác định đối tượng được hỗ trợ không đúng quy định như lập hồ sơ thiếu thông tin, thông tin sai người lao động, sai số tài khoản, sai biểu mẫu, thông tin trùng.
Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn nộp hồ sơ sai nơi tiếp nhận hoặc tập trung nộp gộp vào thời hạn cuối thời điểm kết thúc tiếp nhận với số lượng rất lớn gây khó khăn cho cơ quan tiếp nhận. Một số doanh nghiệp còn gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới hạn chót, nhưng hồ sơ về người lao động không đúng khiến cơ quan chức năng phải trả về dẫn tới không kịp thời hạn chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chính người lao động tại doanh nghiệp đó.
Về phía cơ quan chức năng, quy định về quy trình tiếp nhận hồ sơ cũng quá bất cập. TP.HCM là địa phương có số lượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên 90% tống số doanh nghiệp đang hoạt động. Với số lượng hồ sơ lớn trong khi nhân sự thực hiện tiếp nhận, thẩm định và giải ngân kinh phí ít, các cơ quan phải thực hiện ngoài giờ, ngày nghỉ nhưng không kịp tiến độ quy định. Đó là chưa nói, còn cần thời gian xác minh do hồ sơ có sai sót, thậm chí trùng địa chỉ.
Không chỉ vậy, bởi số lượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ lớn, UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức mất nhiều thời gian để lập chứng từ chuyển tiền cho từng doanh nghiệp, thủ tục được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công nên mất nhiều thời gian và chậm.
![]() |
Nhiều người lao động tại TP.HCM đã được nhận tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động |
Chưa quyết toán được tiền đã chi do đâu?

-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025