-
Quảng Nam: “Chuyện lạ” tại Dự án Khu dân cư mới 2A -
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh
Bài 3: Thừa nhận và trăn trở của chính quyền TP.HCM
UBND TP.HCM thẳng thắn thừa nhận, đa số dự án trong KCN, KCX của Thành phố có quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng lớn còn thấp, do tính hấp dẫn của các KCN, KCX giảm, cùng những vướng mắc về cơ chế, quy hoạch...
Tính hấp dẫn của KCN, KCX giảm
Mới đây, trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến KCN, KCX do ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM ký, TP.HCM thừa nhận, chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu.
Cụ thể, những năm 1990, do có sự chuyển dịch sản xuất công nghiệp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào, rẻ, các quy định về môi trường, công nghệ chưa chặt chẽ, nên tiêu chí “lấp đầy” các KCN, KCX được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, tiếp cận với công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngoài, nên TP.HCM chưa có sự chọn lọc dự án đầu tư. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu phát triển, đa số dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX của TP.HCM chủ yếu sản xuất gia công, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng của sản phấm thấp.
Thiếu hụt nghiêm trọng công nhân là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trong KCN, KCX tại TP.HCM. |
Từ năm 2004 đến nay, các KCN, KCX của Thành phố đã tập trung thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND TP.HCM, kết quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố chưa có đột phá, chưa thu hút được dự án đầu tư lớn có tính chất lan tỏa. Đa số dự án đầu tư có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn thấp.
Phân tích nguyên nhân, UBND TP.HCM cho rằng, do tính hấp dẫn của KCN, KCX giảm về mọi mặt, như chính sách ưu đãi, kết cấu hạ tầng, giá cho thuê lại đất.
Bộ Công thương ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT về sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định thực hiện Quy tắc Xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, lại quy định ban quản lý KCN, KCX không thuộc danh mục các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D. Vì thế, các doanh nghiệp trong KCN, KCX tại TP.HCM khi có nhu cầu cấp C/O mẫu D phải thực hiện thủ tục tại Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực TP.HCM.
(Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương).
Trong khi đó, quỹ đất thu hút đầu tư vào KCN, KCX ngày càng thu hẹp. Các KCN mới đã thành lập, nhưng chậm triên khai (như KCN Phong Phú, KCN Lê Minh Xuân 2, KCN Lê Minh Xuân mở rộng, KCN Vĩnh Lộc mở rộng, KCN Tây Bắc Củ Chi mở rộng) do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất triển khai dự án và các vấn đề pháp lý của chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, một số KCN đã có trong Danh mục Quy hoạch KCN TP.HCM, nhưng chậm được thành lập (như KCN Vĩnh Lộc 3, KCN Hiệp Phước giai đoạn III). Việc phát triển thêm các KCN ngoài quy hoạch gặp nhiều khó khăn về thủ tục và thời gian.
Đó là chưa kể, các KCN, KCX thiếu lao động nghiêm trọng. Mới đây, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, từ nay đến cuối năm, Thành phố cần 136.000 - 150.000 chỗ làm. Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ (65,41%), tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (33,63%), lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (0,96%).
UBND TP.HCM phân tích, nguyên nhân thiếu hụt lao động phổ thông là do người lao động nhập cư trở về quê để làm việc tại các KCN ở địa phương, hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Đối với lao động kỹ thuật, chương trình giảng dạy tại các trường còn mang nặng tính lý thuyết, chậm đổi mới; nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu, nên nhiều lao động dù đã được đào tạo qua trường lớp, nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.
Cơ chế “một cửa, tại chỗ” bị cản trở
Từ thực tế công tác quản lý nhà nước, Ban Quản lý các KCX và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển các KCX, KCN của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung là cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.
Trong gần 30 năm qua, Hepza đã được phân cấp, ủy quyền giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính trong KCX, KCN trong các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, xây dựng, môi trường, lao động…
Nếu thực hiện được cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, sẽ góp phần cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, quy định về KCN, KCX hiện mới ở cấp nghị định, chưa được thể chế hóa ở luật.
Cụ thể, ban quản lý KCN, KCX có tính chất đặc thù từ cơ chế “một cửa, tại chỗ”, tuy là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, được sử dụng con dấu hình Quốc huy và được thực hiện 13 nhiệm vụ quản lý nhà nước đa ngành thông qua cơ chế giao quyền trực tiếp hoặc ủy quyền.
Do mô hình ban quản lý KCN, KCX chưa được quy định ở cấp độ luật, nên khi có sự thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các luật quản lý chuyên ngành, như đất đai, môi trường, xây dựng, lao động..., thì mô hình cơ chế “một cửa, tại chỗ” do ban quản lý KCN, KCX thực hiện không được vận hành theo đúng nghĩa.
Trong khi đó, gần đây, các luật, nghị định mới ra đời có liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành lại dần thu hẹp chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý KCN, KCX.
Đơn cử, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) đã bãi bỏ việc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho “cơ quan, tổ chức khác” như ban quản lý KCN, KCX, mà chỉ có thể ủy quyền cho UBND cấp dưới trực tiếp (ví dụ, cấp huyện ủy quyền cho cấp xã). Do đó, các sở, ngành, UBND quận/huyện không có cơ sở pháp lý để ủy quyền cho Hepza thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN tại TP.HCM.
Bởi vậy, hiện nay, một số nhiệm vụ của Hepza chưa được ủy quyền từ UBND quận/huyện, như: cấp, cấp đổi, điều chỉnh cập nhật hoặc thu hồi giấy phép môi trường; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trong KCN thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo pháp luật về xây dựng.
Vướng cả quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Theo UBND TP.HCM, với quy định tại Khoản 5, Điều 10, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, thì dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô từ 5 ha trở lên phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng trước khi tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng.
Điều này không phù hợp cho các doanh nghiệp trong đầu tư trong KCN, bởi các công trình phục vụ sản xuất thông thường sẽ thay đổi khi nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thay đổi, dây chuyền công nghệ hoặc máy móc thiết bị thay đổi. Nếu theo quy định trên, khi thực hiện bất cứ thay đổi nào liên quan đến công trình xây dựng đều phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng cho dự án. Điều này sẽ làm tốn thời gian, giảm cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Mặt khác, tại Thông tư
số 12/2016/TT-BXD, ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù có quy định: đối với các KCN, KCX có quy mô từ 200 ha đến 500 ha thì quy hoạch phân khu xây dựng được lập trên nền bản đồ tỷ lệ 1/2.000 với đầy đủ các nội dung yêu cầu để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng.
Theo quy định này, ngay cả quy hoạch phân khu xây dựng cũng đã có đủ cơ sở để cấp giấy phép xây dựng. Vì vậy, không cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng cho các dự án trong KCN.
Để “lột xác” KCN, KCX, UBND TP.HCM cho rằng, cần phải sửa đổi những vướng víu pháp lý nêu trên.
Về phần mình, ngoài những giải pháp chung chung, TP.HCM cũng cam kết sẽ kiên quyết xử lý các dự án chậm hoặc không triển khai, thu hồi diện tích đất được cho thuê và sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư. Đồng thời, Thành phố sẽ thường xuyên rà soát, theo dõi, giám sát, đánh giá, phân loại các dự án đầu tư đang hoạt động trong KCN để kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. TP.HCM cũng sẽ áp dụng chế tài mạnh đối với các KCN, KCX không tuân thủ quy định về đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đối với những doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
-
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu