
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải thể Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Nam Thành phố (gọi tắt là Ban quản lý khu Nam) theo mô hình cơ quan hành chính, để thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Nam Thành phố theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập.
![]() |
Đường Nguyễn Văn Linh, trục đường huyết mạch của Khu đô thị Nam Thành phố - Ảnh: Lê Toàn |
Nêu lý do đề xuất giải thể Ban quản lý khu Nam, UBND TP.HCM cho biết, năm 2013, Nghị định 11/2013 ra đời, quy định các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp, không còn chức năng quản lý nhà nước.
Vì vậy, Ban Quản lý Khu Nam TP.HCM không còn chủ động trong giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và không thể phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện khi giải quyết các vấn đề phát sinh.
Khi không còn cơ chế một cửa ở Ban quản lý khu Nam, hồ sơ của doanh nghiệp giải quyết chậm trễ, kéo dài do phải chờ ý kiến của các sở, ngành. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư xây dựng các dự án tại khu đô thị Nam TP.HCM.
Nhiều doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để hoàn thành bồi thường cho người dân nhưng 3 năm chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ví dụ như khu đô thị cảng Hiệp Phước rộng hơn 1.300 ha, ban đầu giao cho Ban Quản lý Khu Nam, sau này giao về cho địa phương tổ chức lập quy hoạch nhưng 6 năm qua dự án vẫn không nhúc nhích.
Do không còn chức năng giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nên tháng 4/2022 UBND TP.HCM đã đề xuất giải thể Ban quản lý khu Nam. Tuy nhiên, sau đó Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND Thành phố xây dựng dự thảo đề án giải thể, lấy ý kiến của các bộ ngành… Và sau hơn 1 năm lấy ý kiến các bộ, ngành TP.HCM mới hoàn chỉnh hồ sơ trình lại Thủ tướng Chính phủ.
Khu đô thị mới Nam Thành phố được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung cuối năm 1994, gồm 22 khu chức năng với tổng diện tích 2.965 ha thuộc Quận 7, Quận 8 và huyện Bình Chánh. Trong đó, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu của cả nước.
Tháng 9/1997, Thủ tướng ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý Khu Nam là một cơ quan hành chính trực thuộc UBND TP.HCM, có nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch chi tiết, quản lý đầu tư và xây dựng, giám sát việc khai thác các công trình hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, thẩm định giấy phép đầu tư các dự án, tổ chức giải phóng mặt bằng…
Nhờ hoạt động theo cơ chế một cửa, Ban Quản lý Khu Nam đã giúp TP.HCM thống nhất một đầu mối giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng cho doanh nghiệp nhanh gọn, thuận tiện, hiệu quả, cũng như kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower