-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Vướng mắc kéo dài chưa được tháo gỡ
Liệu có thể tập trung những vấn đề liên quan đến nhiều sở, ngành của Thành phố vào một đầu mối theo cơ chế một cửa duy nhất để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư là câu hỏi được ông Kho Ngee Seng Roy, Tổng lãnh sự Singapore tại TP.HCM đặt ra với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại buổi đối thoại với doanh nghiệp Singapore diễn ra mới đây.
Câu hỏi tương tự cũng được rất nhiều doanh nghiệp đặt ra từ các cuộc đối thoại năm 2022, song đến nay vẫn được đặt lại vì vướng mắc vẫn còn đó.
Tại buổi đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện Công ty Nipro Việt Nam phản ánh, Công ty đã ký hợp đồng thuê lại đất với Khu công nghệ cao TP.HCM cách đây hơn 5 năm và đã thanh toán toàn bộ số tiền thuê đất theo thỏa thuận, nhưng khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Khu công nghệ cao cho biết, việc tính tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước vẫn chưa hoàn thành.
Vì vậy, Khu công nghệ cao không thể hoàn tất hồ sơ cần thiết, nên đến bây giờ, doanh nghiệp vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, Dự án Khu công viên giải trí đa năng Park City rộng 50 ha tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) có vốn góp của nhà đầu tư Singapore đã đình trệ hơn 2 thập kỷ, nhưng đến nay, vẫn chưa xong các thủ tục. Dự án này sau nhiều năm đình trệ, UBND TP.HCM đã giao Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam Thành phố tích cực làm việc với chủ đầu tư và các sở, ngành để sớm khởi công dự án.
Tuy nhiên, suốt từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản gửi đi, gửi lại, nhưng “số phận” dự án này vẫn chưa được quyết định. Theo báo cáo mới nhất (Văn bản số 670/BQLKN-KHĐT) của Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam Thành phố gửi UBND TP.HCM vào đầu tháng 10/2023, dự án vẫn còn bộn bề vướng mắc liên quan đến các thủ tục, điều chỉnh giấy phép đầu tư, giải phóng mặt bằng… Điều đáng nói là từ đầu năm 2023 đến nay, rất nhiều văn bản gửi lấy ý kiến các sở, ngành, song UBND TP.HCM vẫn chưa phê duyệt chủ trương tiếp tục thực hiện dự án.
Việc chậm giải quyết các thủ tục đầu tư khiến nhà đầu tư nước ngoài dần đánh mất niềm tin vào môi trường đầu tư của đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước. Đầu tháng 7/2023, một doanh nghiệp (đề nghị không nêu tên) đã gửi thư đến Chủ tịch UBND TP.HCM thông báo việc chọn quốc gia khác để đầu tư, thay vì mở rộng nhà máy tại TP.HCM.
Sẽ đưa thủ tục đầu tư về một đầu mối
Nói về thành công trong thu hút các tập đoàn lớn đến đầu tư tại Khu công nghệ cao TP.HCM, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao cho biết, trong 15 năm đầu, bên cạnh chính sách ưu đãi cao, thì cơ chế “một cửa” đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao. Khi đó, phần lớn thủ tục hành chính để thực hiện một dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Khu công nghệ cao, nên thời gian triển khai dự án nhanh.
Tuy nhiên, hiện nay, thẩm quyền giải quyết đưa về các sở, ngành chuyên môn, làm cho việc cấp phép và triển khai dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao phải qua “nhiều cửa”, mất rất nhiều thời gian.
Để giải quyết bất cập này, Ban Quản lý Khu công nghệ cao kiến nghị UBND TP.HCM tái lập lại cơ chế "một cửa" trong cấp phép đầu tư, giúp đẩy nhanh thủ tục cho doanh nghiệp và thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao đến đầu tư.
Thế nhưng, việc tái lập lại cơ chế một cửa vẫn rất chậm. Tại buổi đối thoại với doanh nghiệp Singapore diễn ra vừa qua, trước đông đảo nhà đầu tư, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận, vấn đề giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài thời gian qua, Thành phố làm chưa được tốt, Thành phố rất trăn trở về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi của Tổng lãnh sự Singapore tại TP.HCM về việc thành lập cơ chế “một cửa”, ông Phan Văn Mãi cho biết, thời gian tới, Thành phố sẽ đưa các thủ tục đầu tư về một đầu mối. Trong đó, các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao, tại các khu chế xuất và khu công nghiệp sẽ do các ban quản lý làm đầu mối. Đối với doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, năm 2023, TP.HCM đã giao Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) làm đầu mối kể từ khi xúc tiến đến khi dự án đi vào hoạt động.
“Khi các dự án gặp vướng mắc, nhà đầu tư thông tin đến ITPC. Từ đây, cơ quan này sẽ tư vấn, kết nối với các sở, ngành, địa phương liên quan trao đổi giải quyết và ITPC theo dõi tiến độ. Sắp tới, Thành phố sẽ nghiên cứu để hoàn thiện một đầu mối này”, ông Phan Văn Mãi cho biết.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu