
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký quyết định giao Sở GTVT TPHCM chuẩn bị đầu tư Dự án đường Vành đai 4 đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Sở GTVT TP.HCM được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Luật đầu tư.
Sở Kế hoạch, Đầu tư được giao tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM triển khai các thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định.
![]() |
Quy hoạch hướng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM |
Đường Vành đai 4 (TP.HCM) có chiều dài gần 200km, dự án sẽ đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu của dự án giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (thị xã Phú Mỹ), điểm cuối kết nối tại cảng Hiệp Phước, TP.HCM. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phân chia cho các địa phương nơi có dự án đi qua trực tiếp huy động vốn để đầu tư.
Cụ thể, tỉnh Long An chịu trách nhiệm đầu tư đoạn Thầy Cai - Hiệp Phước (dài 71km); TPHCM đầu tư đoạn từ cầu vượt sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai (dài 17km); Bình Dương đầu tư đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (dài 49km); Đồng Nai đầu tư đoạn từ Bầu Cạn - cầu Thủ Biên (dài 45km); Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư đoạn từ Phú Mỹ - Bầu Cạn (dài 18km).
Theo kế hoạch dự kiến đã được các địa phương xây dựng và thảo luận, dự án sẽ khởi công vào năm 2024, đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2028.
Như vậy, sau khi chuẩn bị xong việc đầu tư đường Vành đai 3 (dự kiến khởi công giữa năm 2023), TP.HCM đã bắt tay vào chuẩn bị đầu tư Dự án đường Vành đai 4. Có thể thấy sự khẩn trương của chính quyền TP.HCM trong việc đầu tư hai dự án đường Vành đai 3 và 4 vì đây là 2 dự án liên kết vùng sẽ giải tỏa điểm nghẽn hạ tầng hiện nay. Từ đó, thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa giữa các vùng tạo động lực cho phát triển kinh tế của cả khu vực phía Nam.

-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới