
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
Thông tin này được ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại Diễn đàn Kinh tế và Giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Israel diễn ra tại TP.HCM ngày 15/8.
![]() |
Doanh nghiệp Việt Nam và Israel trao đổi về cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh tại TP.HCM ngày 15/8 |
Đánh giá về tiềm năng hợp tác đầu tư kinh doanh giữa doanh nghiệp của Israel với TP.HCM, ông Võ Văn Hoan cho rằng, việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới sâu rộng hơn cho Việt Nam và Israel.
Riêng TP.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế và du lịch lớn nhất cả nước sẽ là thị trường rộng lớn, tiềm năng cho doanh nghiệp Israel đến đầu tư, kinh doanh.
Ông Hoan cho biết, TP.HCM mong muốn thúc đẩy hợp tác và thu hút doanh nghiệp Israel đầu tư vào các lĩnh vực mà thành phố đang có nhu cầu lớn như kinh tế số, khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, quản trị đô thị…
Thông tin về Hiệp định VIFTA, ông Nir Barkat, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Công nghiệp Israel cho biết, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á mà Israel ký kết hiệp định thương mại tự do.
Ông đánh giá Hiệp định VIFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho hai nước. Trong đó doanh nghiệp Israel đến Việt Nam sẽ không chỉ tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân mà từ đây có thể mở rộng sang các nước khác ở khu vực Đông Nam Á và cả khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Với việc ký kết VIFTA, Israel đang mở cửa nhiều hơn cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập trực tiếp vào thị trường tiêu dùng nội địa. Chính vì vậy, đây là cơ hội để hai bên đẩy mạnh thương mại và đầu tư, hình thành hệ sinh thái kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.
Ông Nir Barkat cho rằng các lĩnh vực mà Israel có thế mạnh và đang ưu tiên phát triển là công nghệ cao, y tế, du lịch, nông nghiệp, thực phẩm. Vì vậy, Israel muốn tạo quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam để đầu tư các lĩnh vực này. Do vậy, Việt Nam cần tạo hệ sinh thái thuận lợi để các doanh nghiệp Israel có cơ hội hợp tác, đầu tư.
Liên quan đến vấn đề đi lại, Bộ trưởng Nir Barkat mong muốn hai chính phủ cần xem xét mở đường bay thẳng giữa 2 nước để đi lại thuận lợi hơn. Hiện nay, để bay từ Israel đến TP.HCM, nhà đầu tư phải quá cảnh nhiều chặng bay, nên mất khá nhiều thời gian.
"Nếu có đường bay thẳng thì chỉ mất khoảng 8 giờ, điều này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước hơn", ông Nir Barkat khuyến nghị.

-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới -
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng -
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)