
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường
-
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
Ngành sản xuất kỳ vọng hồi phục nhu cầu tiêu dùng nửa cuối năm 2025
-
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng
-
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh
Ngày 16/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chủ trì cuộc họp giải quyết những khó khăn, vướng mắc và xem xét giải pháp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP.HCM.
Tại cuộc họp Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đánh giá, hoạt động doanh nghiệp nhà nước của Thành phố thời gian qua chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, trong khi hiệu quả kinh tế có phần giảm sút.
Đánh giá về nguyên nhân, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, sự giảm sút của doanh nghiệp nhà nước một phần do cơ chế, chính sách còn nhiều ràng buộc.
Tuy vậy, ông Được cho rằng, chính doanh nghiệp nhà nước cũng phải nghiên cứu tìm các giải pháp tái cơ cấu, sử dụng hiệu quả tài sản, vốn nhà nước để hoạt động có hiệu quả nhất.
![]() |
Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP.HCM. |
Liên quan đến việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Tài chính phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển xây dựng đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tập đoàn.
Nói thêm về mô hình tập đoàn, ông Được dẫn chứng tỉnh Bình Dương có Becamex Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước lớn và cho rằng TP.HCM cũng phải có một doanh nghiệp có thương hiệu như vậy. Ông cho rằng, việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tập đoàn sẽ phát huy được hiệu quả.
Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Thiết Hòa, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho rằng, cách đây hàng chục năm, các nước đã bắt đầu chuyển sang mô hình tập đoàn. Trong khi mô hình tổng công ty hiện nay chỉ phù hợp với khu vực tư nhân.
Ông Hòa đánh giá, trong thời điểm này, nếu doanh nghiệp nhà nước không thay đổi mô hình sẽ tự bó buộc mình. Do vậy, cần thiết phải sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tập đoàn.
“Khi hình thành mô hình tập đoàn, các doanh nghiệp sẽ tạo thành chuỗi với quy mô lớn, khi đó mới tăng tính cạnh tranh, đón đầu xu hướng, tạo thế mạnh cho TP.HCM bước vào kỷ nguyên mới” ông Hòa đánh giá.
Để hình thành được các tập đoàn mạnh, Chủ tịch UBND TP.HCM gợi ý, đề án chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn phải nghiên cứu các mô hình doanh nghiệp theo nhóm có tính tương đồng, mô hình tập đoàn có thể có cả công ty tài chính, thậm chí ngân hàng.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM yêu cầu các đơn vị được giao phải làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để nghiên cứu, xây dựng đề án trên phạm vi 2 địa bàn TP.HCM mới sau sáp nhập.
Các đơn vị được giao xây dựng đề án phải hoàn thành trong tháng 9 để trình các cấp có thẩm quyền trong tháng 10/2025.

-
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập -
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường -
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng -
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới